Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

Ngăn chặn bữa tiệc của 500 'giang hồ'

08:29 AM - 28/11/2015 Thanh Niên

Nam "beo", trùm giang hồ Vũng Tàu bị áp giải về nơi khám xét - Ảnh: Nguyễn Long
Nam "beo", trùm giang hồ Vũng Tàu bị áp giải về nơi khám xét - Ảnh: Nguyễn Long
Ngày 27.11, Bộ Công an tổ chức Hội nghị giao ban lực lượng cảnh sát hình sự toàn quốc năm 2015 với sự tham dự của thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an cùng các lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát, Cục CSĐT tội phạm về TTXH (C45) Bộ Công an.
Sử dụng cả vũ khí và ma túy
Trộm cắp chiếm 44,5% trong tổng số vụ phạm pháp hình sự
Theo số liệu thống kê của C45, từ đầu năm 2015 đến nay trên toàn quốc xảy ra 51.948 vụ phạm pháp hình sự (giảm 2.580 vụ so với cùng kỳ năm 2014); điều tra khám phá 39.923 vụ, bắt xử lý 76.221 đối tượng. Tỷ lệ số vụ trộm cắp tài sản chiếm 44,5%. Đáng nói, tính chất hoạt động của tội phạm trộm cắp ngày càng tinh vi, xảo quyệt và quy mô. Hình thành băng nhóm, đường dây phạm tội có tổ chức chặt chẽ, xuyên quốc gia; đặc biệt trộm đột nhập công sở, nhà dân chiếm 55,6%, công cộng 12%, xe gắn máy 34%, các trộm cắp trong tài khoản ngân hàng, trên máy bay không nhiều nhưng mang tính chất nguy hiểm. 
Theo báo cáo của C45 (Bộ Công an), thực hiện chỉ đạo công tác phòng chống đấu tranh tội phạm có tổ chức (TPCTC), năm 2015, lực lượng cảnh sát hình sự triển khai quyết liệt nên kiềm chế hoạt động của loại tội phạm này. Tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn phức tạp, nhất là TPCTC “đội lốt” doanh nghiệp can thiệp vào lĩnh vực hoạt động kinh tế, khoáng sản. Có băng nhóm vừa sử dụng ma túy vừa sử dụng vũ khí quân dụng nên rất manh động...
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, một năm qua, C45 phối hợp với PC45 của các tỉnh, thành lên kế hoạch tổng rà soát thống kê, phân loại các băng nhóm tội phạm thì phát hiện có đến 539 băng nhóm TPCTC; trong đó có 1 băng nhóm tội phạm hoạt động xuyên quốc gia, 4 băng nhóm có tổ chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, 83 băng nhóm tội phạm nguy hiểm, 451 băng nhóm hoạt động đơn lẻ.

Đóng 3/4 tiền tham ô, Dương Chí Dũng có thể thoát án tử hình?

Dân trí Khi Bộ luật Hình sự (sửa đổi) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 thì những tử tù như Dương Chí Dũng - nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) có thể thoát án tử hình nếu nộp đủ 3/4 tài sản tham ô?
 >> Đồng ý miễn tử hình nếu người tham nhũng nộp lại 3/4 tiền chiếm đoạt
 >> “Vụ án Dương Chí Dũng đã kết thúc hay chưa?”



Dương Chí Dũng - nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines - đã bị kết án tử hình vì tội tham ô tài sản nhà nước.
Dương Chí Dũng - nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines - đã bị kết án tử hình vì tội tham ô tài sản nhà nước.

Câu hỏi này đã được báo chí đặt ra tại cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII chiều 27/11.
Điều 40 Bộ luật Hình sự (sửa đổi) được Quốc hội thông qua sáng 27/11 quy định: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do bộ luật này quy định”.

Lớp kế thừa tập đoàn quân sự Miến Điện chấp nhận đổi mới chính trị

Tú Anh

mediaChủ tịch Quốc hội Shwe Mann (áo thẫm) và bà Aung San Suu Kyi, trong cuộc gặp tại Naypyitaw, ngày 19/11/2015REUTERS
Bị ngọn sóng thần đối lập quét trôi qua cuộc bầu cử Quốc hội 8/11, các dân biểu của đảng cầm quyền, hậu thân của tập đoàn quân phiệt, cam kết sẽ tuân thủ « luật chơi dân chủ » và sẽ nhường chỗ cho thế hệ lãnh đạo mới, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, để giữ vai trò đối lập.
Trong một bài tường thuật từ Naypyidaw, thủ đô hành chính của Miến Điện cách Rangun 6 giờ đường bộ, AFP ghi lại một số động thái và tuyên bố tiêu biểu của những dân biểu thân chính quyền bị mất ghế trong cuộc bầu cử vừa qua.

"Trăm Hoa" tờ tạp chí tư nhân cuối cùng ở miền bắc Việt Nam xuất bản 1957

CÓ THỂ BẠN ĐỌC BÂY GIỜ CHƯA BIẾT

Người giới thiệu: Tạ Hữu Đỉnh
Thứ năm ngày 26 tháng 11 năm 2015 9:42 PM






Trong các tập bản thảo và sách báo của cố nhà văn Tạ Hữu Thiện để lại có một tờ tạp chí Trăm Hoa số Một, phát hành tháng 6, năm 1957, cỡ 20x ,27cm, 16 trang cả bìa, chỉ nhỉnh hơn quyển vở học sinh chút ít. Giấy mầu ênh ênh vàng. Không rõ vì nguyên liệu và công nghệ sản xuất thời đó còn kém, hay do thời gian đã làm cho giấy trắng ngả sang màu vàng.
Trong đó in truyền ngắn “ Ngoại tình” của Tạ Hữu Thiện, ba bài thơ của: Văn Tôn, HBC, Mai Hạnh. Ngoài ra còn một thông báo kết quả cuộc thi câu đố, câu đối và 39 ô quảng cáo là vừa hết 16 trang.
Đây là tờ Trăm Hoa mới, tờ báo tư nhân cuối cùng còn tồn tại do nhà thơ Nguyễn Bính làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút.
Trên mạng Internet cho biết: Thời gian đó ở miền Bắc nước ta báo chí và xuất bản tư nhân còn được phép hoạt động. Trước tờ Trăm Hoa của Nguyễn Bính, đã có tờ Trăm Hoa của Nguyễn Mạnh Phác (tức Trúc Đường) làm Chủ nhiệm, cũng là báo tư nhân.
Phải mua giấy giá cao hơn so với giá cung cấp cho báo chí Nhà nước. Hệ thống phát hành báo chí là các ‘Hiệu sách nhân dân’ cũng không nhận phát hành báo chí tư nhân. Ngoài ra, còn một trở ngại rất đáng kể là cán bộ chính quyền đoàn thể các ngành, các cấp thường gây khó khăn trở ngại cho phóng viên và người phát hành báo chí tư nhân. Cho nên tờ Trăm Hoa của Nguyễn Mạnh Phác bị ‘ chết’ vì lỗi vốn. Ít lâu sau Nguyễn Bính đứng ra tục bản thành tờ Trăm Hoa mới nhưng rồi cũng ‘chết’ vì lỗ vốn như tờ Trăm Hoa cũ.

Ông Tập Cận Bình chấm dứt các hoạt động làm ăn kiếm tiền của quân đội




HỒNG THỦY

(GDVN) - Vấn đề bệnh viện, nhà trường quân đội kiếm thêm chỉ là chuyện nhỏ. Chuyện lớn thực sự là các đơn vị quân đội ở các địa phương tham gia kinh doanh bất động sản.

South China Morning Post ngày 28/11 đưa tin, hôm Thứ Năm ông Tập Cận Bình đã công bố quyết định chấm dứt các hoạt động sinh lợi của quân đội Trung Quốc nhằm giải quyết nạn tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế quốc phòng đã bị bỏ ngỏ từ năm 1998.
Văn công quân đội Trung Quốc biểu diễn kiếm tiền bên ngoài, ảnh: SCMP.
Trong nhiều thập kỷ, quân đội Trung Quốc đã được hưởng lợi từ việc các cơ quan quân sự cho doanh nghiệp thuê mặt bằng, bệnh viện quân đội mở dịch vụ, các đoàn văn công quân đội biểu diễn bên ngoài kiếm thêm, các công ty phần mềm quân đội gia công cho bên ngoài, mở các chương trình đào tạo cho học sinh sinh viên...

Tàu Trung Quốc vây ép, chĩa súng vào tàu Việt Nam là vi phạm pháp luật quốc tế


NGỌC QUANG

(GDVN) - Ông Lê Hải Bình khẳng định: "Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành vi sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực đối với các tàu thuyền của Việt Nam".

Chiều 27/11, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin các tàu hải cảnh và tàu quân sự của Trung Quốc vây ép, đe dọa sử dụng vũ lực đối với tàu Hải Đăng 05 của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: “Các cơ quan chức năng trong nước đang làm rõ vị trí, khu vực xảy ra vụ việc cũng như một số vấn đề liên quan để có các biện pháp đấu tranh ngoại giao phù hợp.
Tôi xin khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết phản đối mọi hành vi sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực đối với các tàu thuyền của Việt Nam.
Việc làm đó là vi phạm luật pháp quốc tế, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định ở khu vực và hoàn toàn không thể chấp nhận, biện minh được”.
Tàu Hải Đăng 05 bị tàu Trung Quốc đe dọa. ảnh: Thuyền viên tàu 05 cung cấp.
Trước đó, nhiều tờ báo đã đăng tải thông tin tàu Hải Đăng 05 của Việt Nam đang trên đường từ đảo Sơn Ca về đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) thì bị tàu quân sự Trung Quốc vây ép, mở bạt, chĩa thẳng súng vào tàu Việt Nam.

Nga đặt điều kiện cho Thổ Nhĩ Kỳ và những hành động trả đũa đầu tiên


Theo khẳng định của ông Putin, không thể đánh giá hành động của Thổ Nhĩ Kỳ bằng từ ngữ nào khác ngoài chữ “phản bội”, nhất là trong bối cảnh Nga luôn coi Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác và đồng minh trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tổng thống Nga Putin ngày 26/11 đã lên tiếng khẳng định hành động bắn hạ máy bay Su-24 của Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn đi ngược với luật pháp quốc tế, Nga coi hành động này là “sự phản bội” và đặt ra các điều kiện yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ cần nhanh chóng thực hiện để có thể xoa dịu Nga.
Theo khẳng định của Tổng thống Putin, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cần phải thực hiện 3 điều kiện để có thể xoa dịu Nga gồm: chính thức lên tiếng xin lỗi Nga, đền bù các thiệt hại đã gây nên và trừng phạt những kẻ có tội.
Trước đó, trong ngày 24/11, máy bay tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ máy bay ném bom Su-24 của Nga. Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố phải bắn hạ máy bay Nga vì máy bay này xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ dù đã được cảnh báo.

VN bỏ ‘phiếu trắng’ cho dự thảo nhân quyền

Posted by adminbasam on 26/11/2015

BBC
26-11-2015
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Photo: Getty
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Photo: Getty
Thông cáo báo chí của Liên Hiệp Quốc cho biết, Việt Nam đã bỏ phiếu trắng cho dự thảo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về những người bảo vệ nhân quyền.
Ngày thứ Tư 25/11, sau phiên họp “căng thẳng”, Ủy Ban số 3 của Liên Hiệp Quốc đã thông qua dự thảo Nghị quyết lần cuối về những người bảo vệ Nhân quyền.
Thông cáo từ Liên Hiệp Quốc cho biết phiên họp đã diễn ra với “thảo luận căng thẳng hàng loạt vấn đề”, Ủy ban chuyên trách các vấn đề xã hội, nhân đạo và văn hóa đã thông qua dự thảo nghị quyết về những người bảo vệ nhân quyền, sẽ trình lên Đại Hội Đồng vào Tháng 12.
Đại diện từ Na Uy là người giới thiệu nội dung văn bản dự thảo trong cuộc họp. Nước này cho biết trong các phiên họp trước, ‘Đại Hội Đồng đã thể hiện mối quan tâm khẩn cấp đối với những cuộc tấn công nhắm vào người bảo vệ nhân quyền’.
Bản dự thảo mạnh mẽ lên án bạo lực và đe dọa chống lại người bảo vệ nhân quyền. Với văn bản này, Đại Hội Đồng sẽ ‘mạnh mẽ kêu gọi các quốc gia kiềm chế các hành vi đe dọa hay trả đũa chống lại những người bảo vệ nhân quyền’. Văn bản này cũng ‘nhấn mạnh vai trò của mọi tập đoàn doanh nghiệp tôn trọng quyền của những nhà bảo vệ nhân quyền’.

“Thiếu rõ ràng”?

Trong phiên họp, đã có 117 quốc gia bỏ phiếu thuận, 14 nước bỏ phiếu chống và 40 nước bỏ phiếu trắng.
Việt Nam bỏ phiếu trắng với dự thảo nghị quyết này.

Điều kiện cần và đủ cho người lãnh đạo số 1?

Đăng bởi Ha Tran on Thứ Bảy, ngày 28 tháng 11 năm 2015 | 28.11.15

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
                                 Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Chỉ còn 2 hay 3 tháng nữa là Đại hội XII đảng CSVN sẽ diễn ra theo dự định. Vấn đề nhân sự luôn là vấn đề nổi cộm, hồi hộp nhất cho những người trong cuộc và cho cả xã hội. Đến nay có thể thấy rằng nhân sự của 200 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đã thu xếp xong, các phe phái trong đảng đã đạt đồng thuận trong việc phân chia ghế. Nhiều bí thư tỉnh ủy, bí thư thành ủy mới cũng như nhiều chủ tịch tỉnh mới xuất hiện; một số trưởng và phó ban các ban trực thuộc Trung ương cũng đã được chỉ định. Phần lớn sẽ là uỷ viên trung ương chính thức và dự khuyết Ban chấp hành Trung ương của khóa XII.

Hiện nay chỉ còn 16 hay 17 ủy viên Bộ Chính trị khóa mới vẫn còn bỏ ngỏ. Khác thường hơn cả là vị trí của «Tứ trụ triều đình»: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, và Chủ tịch Quốc hội vẫn còn là một ẩn số, khác hẳn với các đại hội đảng trước đây.

Có thể nói cuộc đua đã khởi đầu và 4 vận động viên đang chạy nước rút để về tới đích. Cả 4 đều hầu như ngang sức nhau, khi thì Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu, khi thì Trương Tấn Sang vượt lên tý chút, khi thì Nguyễn Phú Trọng vượt hẳn lên, chỉ có Nguyễn Sinh Hùng là đuối sức vì tuổi cao, nhưng có vẻ chưa chịu bỏ cuộc. Hình như tướng Trần Đại Quang - trẻ hơn 4 vị trên - cũng đang muốn nhập cuộc đua.

Quyền lực trên biển nằm trong tay ai?

Trong mấy ngày tới, tuy vắng bóng ở nhiều nơi trên thế giới, hải quân Mỹ sẽ thử thách quyền lực hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc. Thử thách bằng cách tiến hành các cuộc tuần tra bên trong vùng lãnh thổ 12 hải lý được giả định xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng ở Quần đảo Trường Sa [Spratly Islands] đang tranh chấp. Kể từ năm 2012 hải quân Mỹ chưa khi nào khẳng định quyền của mình theo luật lệ quốc tế để đưa tàu tới gần như vậy với các vùng được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Mỹ trở lại hoạt động tuần tra “quyền tự do hàng hải” như vậy ngay sau khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Mỹ mà không xoa dịu được những quan ngại về hoạt động xây đảo hung hăng tại Biển Đông [Trung Quốc gọi là Nam Hải – South China Sea].

map

Trung Quốc sẽ phản đối, nhưng tạm thời có lẽ cũng chỉ có vậy. Những động thái của Mỹ rõ ràng là để khẳng định quyền lực trên biển của mình, tuy vẫn vô cùng hùng mạnh, nhưng không còn vô đối nữa. Chính khái niệm “quyền lực trên biển” mang âm hưởng thế kỷ 19, gợi nhớ tới Nelson [Đô đốc Hải quân Anh Quốc nổi tiếng nhất với Trận Trafalgar đánh bại quân Pháp, chặn đứng âm mưu xâm lược của Pháp, nhưng ông tử nạn ở trận này. N.D.], tham vọng đế quốc và ngoại giao tàu chiến. Tuy nhiên nhà tư tưởng vĩ đại cổ xúy quyền lực trên biển, chiến lược gia hải quân người Mỹ Alfred Thayer Mahan (mất năm 1914), nay vẫn còn được giới lãnh đạo chính trị và các cố vấn quân sự của họ nghiên cứu kỹ lưỡng. Năm 1890, ông viết: “Quyền kiểm soát biển, bằng thương mại hàng hải và bằng sức mạnh hải quân áp đảo, đồng nghĩa với tầm ảnh hưởng thống lĩnh trên thế giới; vì, bất kể đất liền tạo ra nhiều của cải vật chất đến đâu đi nữa, không có gì tạo điều kiện thuận lợi cho những mua bán trao đổi cần thiết bằng biển cả.”

Việt Nam tái khẳng định không tham gia liên minh chống các nước khác

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang.
                                                Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang.

Phát biểu tại Viện Koerber, một trung tâm nghiên cứu của Đức hôm 26/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tái khẳng định, “Việt Nam sẽ không bao giờ gia nhập một liên minh để tấn công các nước khác, nhưng sẽ quyết liệt bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình”.

Báo chí Việt Nam hôm nay dẫn lời ông Trương Tấn Sang tuyên bố như vậy trong chuyến công du chính thức tới thăm nước Đức từ ngày 24/11 tới 26/11, theo lời mời của vị tương nhiệm, Tổng Thống Đức Joachim Gauck.

Trọng tâm của bài diễn văn của ông Trương Tấn Sang xoay quanh vấn đề an ninh tại khu vực Á Châu-Thái Bình Dương.

Quyền im lặng chính thức được công nhận


Tin Hà Nội - Sáng 27 tháng 11, Quốc hội CSVN đã thông qua Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi, chấm dứt các cuộc tranh luận về quyền im lặng, về việc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung, nhằm bảo đảm minh bạch quá trình hỏi cung, bảo vệ bị can, chống bức cung, dùng nhục hình, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo yêu cầu Hiến pháp.

Cụ thể, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, người bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Trung Quốc: Một số quan chức Đảng Cộng sản tham gia bạo động Tân Cương

Một quan chức cấp cao của Trung Quốc cho biết, một số quan chức trong Đảng Cộng sản đã ủng hộ những vụ tấn công ở vùng Tân Cương, từ lâu đã bất ổn an ninh.
Tỉnh Tân Cương là quê hương của tộc người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi. Một số người thuộc dân tộc thiểu số này đã lên án sự phân biệt đối xử cũng như kiểm soát văn hóa và tôn giáo của chính phủ Trung Quốc, và khu vực này thường xảy ra nhiều vụ bạo động lớn.
Tỉnh Tân Cương (Trung Quốc) luôn bất ổn an ninh.
Trung Quốc coi những vụ bạo lực ở Tân Cương là do các nhóm ly khai gây ra, tuy nhiên các tổ chức nhân quyền cho rằng Bắc Kinh cũng có một phần trách nhiệm.
Ông Xu Hairong, người đứng đầu cục chống tham nhũng ở Tân Cương khẳng định một số thành viên trong Đảng Cộng sản đã tham gia gây bạo động.

John McCain kêu gọi Việt Nam tuần tra đảo nhân tạo như Mỹ

Chủ tịch ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ muốn thấy không chỉ Nhật, mà các nước như Việt Nam, Philippines triển khai tàu vào trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép ở Trường Sa. 
John McCain trong cuộc trả lời phỏng vấn Asahi Shimbun ở Washington D.C. Ảnh: AsahiShimbun
John McCain trong cuộc trả lời phỏng vấn Asahi Shimbun ở Washington D.C. Ảnh:AsahiShimbun
"Tôi nghĩ tất cả các nước cần có quyền được đi lại trên biển ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép", ông McCain nói trong cuộc phỏng vấn đăng hôm qua trên báo Nhật Asahi Shimbun. Ông trả lời cho câu hỏi liệu Nhật Bản có nên triển khai các tàu thuộc lực lượng phòng vệ hàng hải vào trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông hay không.

Thức ăn chăn nuôi nhập lậu gây hại lớn cho ngành chăn nuôi

Đăng Bởi  - 

thuc an chan nuoi, trung Quoc, nong san, giao thuong

Đó là ý kiến của ông Lê Bá Lịch – Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam trong “Hội nghị giao thương Việt Nam – Trung Quốc về thương mại, đầu tư hàng nông sản” tại Hà Nội ngày 24.11.







Trung Quốc là bạn hàng lớn của Việt Nam
Nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam – Trung Quốc, tận dụng cơ hội hợp tác trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN, Hiệp hội xuất nhập khẩu thực phẩm và nông sản Trung Quốc sang làm việc tại Việt Nam từ ngày 21-26.11.2015.

Lộ ảnh con trai Tổng thống Thổ Nhĩ Kì ăn tối với lãnh đạo IS?

(Quốc tế) - Moscow đã cáo buộc Thổ Nhĩ Kì giúp Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) buôn bán dầu lậu và truyền thông Thổ Nhĩ Kì cũng vừa đăng tải hình ảnh con trai của Tổng thống Recep Erdogan, đang ăn tối với một người được cho là lãnh đạo của IS.

Đây là bức ảnh đã chụp từ năm 2014, tuy nhiên, sau khi, có nhiều thông tin cáo buộc Thổ Nhĩ Kì đang mua dầu lậu từ IS, bức ảnh đã được quan tâm trở lại. Trong ảnh, Bilal Erdogan, con trai Tổng thống Recep Erdogan đã chụp hình trong một nhà hàng ở Istambul với kẻ được cho là lãnh đạo của IS, tên khủng bố bị tình nghi từng tham gia vào cuộc thảm sát ở thành phố Homs và Rojava ở Syria.

Bilal Erdogan (khoanh đen) được cho là đã ăn tối với một lãnh đạo của IS
Vào hồi tháng 10-2014, Thứ trưởng Tài chính Mỹ, ông David Cohen ước tính IS thu được khoảng 1 triệu USD mỗi ngày từ tiền bán dầu: “Theo thông tin của chúng tôi, IS đang bán dầu với giá rất rẻ cho các tay buôn lâu, có thể đến cả từ Thổ Nhĩ Kì, sau đó dầu này sẽ tiếp tục được bán lại như một mặt hàng hợp pháp với giá cao hơn”.

Sự thật khiến nhiều người "ngã ngửa" về dầu ăn và mỡ động vật

Phương Nhi | 

Sự thật khiến nhiều người "ngã ngửa" về dầu ăn và mỡ động vật

Theo chuyên gia dinh dưỡng, dùng dầu ăn để chiên, rán ở nhiệt độ cao sẽ không tốt bằng dùng mỡ động vật, thậm chí có thể gây bệnh ung thư.

Không dùng mỡ động vật: Thói quen sai lầm và nguy hại
Hiện nay, không ít các gia đình ở thành thị chủ yếu dùng dầu ăn từ thực vật thay vì dùng mỡ động vật. Tuy nhiên, theo bác sĩ (BS) Hoàng Sầm – Viện trưởng Viện Y học Bản địa Việt Nam, việc không ăn mỡ động vật sẽ rất nguy hại.
Không ăn mỡ động vật nguy hại vì không cân đối về mặt dinh dưỡng. Vì dầu thực vật không cấu tạo nên vỏ thần kinh được.
Bao myeline cấu tạo nên các tế bào thần kinh, các vỏ bọc của dây thần kinh. Nếu thiếu cái đó sẽ khiếm khuyết về mặt thần kinh, đặc biệt là mắt” – BS Sầm cho biết.
Có lẽ đó là lý do lý giải vì sao những người sinh ra ở miền núi, không hề được tiếp xúc với dầu thực vật, chỉ ăn mỡ lợn, bò, trâu, dê nhưng không ai bị cận thị. Thậm chí, có nhiều cụ già đã ngoài 90 tuổi vẫn xâu kim không kính.
Có thể từ nhỏ cụ già 90 tuổi ấy đã được ăn 1 lượng đủ cholesterol, Sphingosine (2-amino-4-octadecene-1,3-diol) từ mỡ động vật để đủ tạo ra 1 lượng sphingomyelin cấu tạo nên lớp vỏ myeline thần kinh đáy mắt.
Mỡ động vật tốt cho sức khỏe đã được các tài liệu khoa học chứng minh cụ thể.