Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Tướng tư lệnh Quân khu 2 VN mất đột ngột một cách bí ẩn sau 3 tháng nhậm chức; Giao tranh dữ dội tại biên giới Ấn Độ -Trung Quốc; Nữ Bộ trưởng Inada chỉ thị bắn hạ mọi vật thể hướng về Nhật Bản

Xem thêm:


Cái chết bất thường của Tướng Lê Xuân Duy và số phận của các vị Tư lệnh Quân khu 2 ?; 


Báo chí VN loan tin, sau một thời gian lâm bệnh trọng, thiếu tướng Lê Xuân Duy đã từ trần hồi 22 giờ 19 phút, ngày 7.8 (tức ngày 5.7 năm Bính Thân) tại Bệnh viện T.Ư Quân đội 108. Chỉ sau 3 tháng nhậm chức tư lệnh quân khu 2, uỷ viên trung ương đảng - thiếu tướng quân đội Lê Xuân Duy đã đột ngột qua đời ở tuổi 54.

http://dannews.info/wp-content/uploads/2016/08/113.jpg
Tướng Lê Xuân Duy chết đáng ngờ chỉ sau 3 tháng nhậm chức
Theo truyền thông nhà nước, tướng Duy đã qua đời vào tối ngày 7/8/2016 tại bệnh viện quân đội 108. Nguyên nhân dẫn đến cái chết được nói là do “lâm bệnh hiểm nghèo”.

Vừa nhậm chức tư lệnh được 3 tháng

Tướng Lê Xuân Duy sinh năm 1962 tại Phú Thọ, nhập ngũ năm 1981 khi mới 19 tuổi.

Cuối tháng 8/2014, chỉ huy trưởng bộ chỉ huy quân sự tỉnh Yên Bái, ông được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định đưa thẳng lên giữ chức phó tư lệnh quân khu 2.

Đây là bước chuẩn bị nhân sự để tướng Duy lên thay trung tướng Dương Đức Hoà, tư lệnh quân khu 2 lúc ấy sắp đến tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Tại đại hội toàn quốc lần thứ 12, ông là 1 trong 22 đại biểu quân đội lọt vào ban chấp hành trung ương đảng khoá mới, sau đó trở thành uỷ viên quân uỷ trung ương.

Thiếu tướng Lê Xuân Duy (trái) tại buổi lễ nhận nhiệm vụ tư lệnh quân khu 2 ngày 6/5/2016
Ngày 6/5/2016, tướng Lê Xuân Duy được bổ nhiệm cho giữ chức tư lệnh quân khu 2 theo đề nghị của bộ quốc phòng về “quy hoạch cán bộ”. Buổi lễ chuyển giao quyền lực có sự xuất hiện của phó tổng tham mưu trưởng quân đội, thượng tướng Võ Văn Tuấn.

Như vậy, tính từ thời điểm nhậm chức cho đến khi qua đời, ông mới chỉ ngồi ghế tư lệnh quân khu 2 được tròn 3 tháng.

Điều đáng nói, truyền thông nhà nước khi đưa tin về cái chết của tướng Duy đều ghi chức vụ ông là “phụ trách tư lệnh quân khu 2”, trong khi bộ chính trị đã chấp thuận cho ông làm tư lệnh từ 3 tháng trước đó. Chi tiết này khiến người ta càng thêm nghi vấn về cái chết của vị tướng này.

Tướng chống Trung Quốc và những cái chết đáng ngờ

Quân khu 2 có nhiệm vụ bảo vệ các tỉnh vùng Tây Bắc của Việt Nam, là một trong những khu vực trọng yếu vì có đường biên giới tiếp giáp với Lào và Trung Quốc.

Tư lệnh quân khu 2 thường là những chỉ huy có kinh nghiệm trận mạc trong cuộc chiến tranh chống Tàu từ cuối thập kỷ 70 và 80.

Tuy vậy, hầu hết những tướng lĩnh này đều đã gặp phải kết cục bi đát mỗi khi đường quan lộ đang trên đà thăng tiến mạnh mẽ.

Điển hình là trường hợp của cựu tư lệnh quân khu 2 Đào Trọng Lịch. Năm 1997, ông đeo hàm trung tướng và giữ chức tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam, là ứng cử viên nặng ký cho chiếc ghế bộ trưởng quốc phòng.

Ngày 25/5/1998, tướng Đào Trọng Lịch đã bất ngờ tử nạn trong một vụ rớt máy bay trực thăng bí ẩn tại Xiêng Khoảng, Lào.

20 sỹ quan và tướng lĩnh cao cấp khác cũng tử nạn trong vụ “tai nạn” được nói là do “sương mù” này, trong đó có cả trung tướng Trần Tất Thanh – khi ấy đang giữ chức tư lệnh quân khu 2.

Gần đây nhất là trường hợp của đại tướng Đỗ Bá Tỵ. Trước khi làm tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam, tướng Tỵ cũng từng giữ chức tư lệnh quân khu 2.

Sau đại hội 12, tướng Tỵ chỉ được ở lại ban chấp hành trung ương đảng nhờ vào chiếc vé vớt. Tuy không gặp kết cục bi thảm như những người tiềm nhiệm, nhưng ông cũng đã bị loại bỏ binh quyền khi phải nhận quyết định chuyển sang làm phó chủ tịch quốc hội.

Những tướng lĩnh nêu trên đều là những chỉ huy đã trực tiếp cầm súng chống quân Trung Cộng xâm lược trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc.

Riêng trường hợp tướng Lê Xuân Duy, khi ấy ông chiến đấu ngay tại mặt trận Vị Xuyên, thuộc tỉnh Hà Giang vào năm 1984. Sư đoàn 313 của ông bị tỷ lệ thương vong cao nhất.

Dù sống sót sau những trận chiến ác liệt, nhưng tướng Duy đã phải chết vì nguyên nhân bí ẩn mang tên “lâm bệnh hiểm nghèo”. Thậm chí sau khi chết, những người đồng chí đã nhanh chóng xoá luôn chức vụ tư lệnh quân khu 2 của ông, đổi thành “phụ trách tư lệnh”.

Một lần nữa, cái chết đáng ngờ của tướng Lê Xuân Duy cho thấy bóng ma ám sát, thanh trừng vẫn đang tiếp tục đeo bám và bao trùm lên bộ quốc phòng CSVN.

Hoàng Trần

http://webwarper.net/ww/~av/www.tintuchangngayonline.com/


Sau khi phát hiện ra bộ binh và xe tăngTrung Quốc đang cố tiến qua biên giới, Ấn Độ đã nã hàng loạt đạn pháo vào giữa đội hình khiến hàng trăm binh sĩ Trung Quốc… Bất ngờ hơn khi Ấn Độ sử dụng vũ khí có sức công phá lớn khiến….quân Trung Quốc tháo chạy.


Cuộc đụng độ xảy ra vào rạng sáng 5/8 khi quân đội hai nước dùng đại bác và pháo để bắn vào nhau, AFP đưa tin. Địa điểm xảy ra giao tranh ở khu vực biên giới bang Arunachal Pradesh.

Thống kê mới nhất cho thấy 200 binh sĩ Trung Quốc do trúng pháo kích thiệt mạng, Ấn Độ cũng mất 50 người sau cuộc giao tranh. Cả Trung Quốc và Ấn Độ hiện đều đổ lỗi cho đối phương khai mào chiến sự.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrika nói : “ Quân đội Trung Quốc đã cho một sư đoàn tiến qua biên giới dưới sự yểm trợ của pháo binh, khiến nhiều thường dân thiệt mạng, do dọc tuyến biên giới lực lượng bố trí mỏng bắt buộc chúng tôi phải sử dụng vũ khí có sức công phá lớn nhằm ngăn cản quân đội Trung Quốc tràn qua.
Trong khi đó, người phát ngôn chính phủ Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lại tuyên bố: "Quân đội Ấn Độ đã sử dụng tên lửa tấn công vào doanh trại  khiến hàng trăm binh sĩ thiệt mạng, Trung Quốc sẽ điều động quân tối đa để đáp trả ."

Ngay sau tuyên bố Trung Quốc đã huy động hàng chục sư đoàn và pháo hạng nặng tiến sát biên giới chờ chỉ thị sẽ tấn công, khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng. Quân đội các nước láng giềng đã đặt trong tình trạng báo động.

Đây là cuộc xung đợt lớn nhất  trong những năm qua giữa binh sỹ Ấn Độ và Trung Quốc dọc LoC - đường biên giới trên thực tế dài 3200 km, nằm trên đường ranh giới kiểm soát trên thực tế (LAC) của khu vực Yangtse, bang Arunachal Pradesh, Ấn Độ. Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với khu vực này.

Nguyễn Hoàng

(Tin mới)




(Thế giới) - Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, bà Tomomi Inada, ngày 8/8 đã chỉ thị cho Các Lực lượng phòng vệ (SDF) sẵn sàng bắn hạ bất kỳ vật thể nào hướng vào lãnh thổ nước này, nhằm đề phòng khả năng Triều Tiên phóng tên lửa.

Theo hãng tin Kyodo, chỉ thị trên của Bộ trưởng Inada dường như nhằm đảm bảo rằng SDF sẵn sàng ngăn chặn các vật thể bất kỳ lúc nào do việc sử dụng các bệ phóng di động có thể khiến việc phát hiện Triều Tiên chuẩn bị phóng tên lửa gặp khó khăn.

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, bà Tomomi Inada. (Nguồn: ABC News)
Trong khi đó, theo đài NHK của Nhật Bản, SDF sẽ được đặt trong tình trạng báo động ít nhất 3 tháng và cứ sau 3 tháng, chỉ thị trên của Bộ trưởng Quốc phòng Inada cũng sẽ được xem xét lại. Chỉ thị này không nêu rõ Bình Nhưỡng có đang chuẩn bị phóng tên lửa hay không.
Đến nay, Nhật Bản đã ban hành các chỉ thị tạm thời khi có dấu hiệu Triều Tiên sắp phóng tên lửa, song các chỉ thị đó đã được hủy bỏ sau vụ phóng. Tuy nhiên, do một số vụ phóng khó bị phát hiện, Nhật Bản đã quyết định đặt quân đội ở tình trạng trực chiến trong thời gian dài hơn.
Bà Tomomi Inada được Thủ tướng Shinzo Abe bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản vào ngày 3/8 vừa qua, cùng ngày Triều Tiên phóng một tên lửa đạn đạo, bay xa khoảng 250 km và lần đầu tiên rơi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản.
Ngay sau khi vụ việc trên xảy ra, các quan chức nước này bày tỏ lo ngại rằng Bình Nhưỡng đang che giấu tốt hơn việc chuẩn bị tiến hành các vụ phóng tên lửa.
Quân đội Mỹ cho rằng thực tế Triều Tiên đã phóng đồng thời 2 tên lửa tầm trung Rodong, song 1 tên lửa dường như đã phát nổ ngay khi vừa rời bệ phóng.
Các vụ phóng trên được thực hiện sau khi Bình Nhưỡng đe dọa “dùng vũ lực” để đối phó với quyết định triển khai Hệ thống Phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ tại Hàn Quốc và vài tuần trước trước khi Hàn-Mỹ bắt đầu tiến hành một cuộc tập trận chung quy mô lớn.
Trong năm 2016, Bình Nhưỡng đã tiến hành phóng một loạt tên lửa nhằm phản đối các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc sau khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ tư hồi tháng 1 vừa qua.
(Theo Vietnam+)
Quan điểm cứng rắn của tân nữ Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản

Quan điểm cứng rắn của tân nữ Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản

Ngày 3-8 vừa qua, bà Tomomi Inada chính thức được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay cho ông Gen Nakatani.  Bà Tomomi Inada là người phụ nữ thứ...
Nữ Bộ trưởng Quốc phòng Nhật được chọn kế nhiệm ông Abe?

Nữ Bộ trưởng Quốc phòng Nhật được chọn kế nhiệm ông Abe?

Sự thay đổi nội các của Nhật Bản giữa tuần này khiến dư luận cho rằng 3 gương mặt có thể trở thành người kế nhiệm Thủ tướng Shinzo Abe, bao gồm tân Bộ trưởng quốc phòng Inada. Nhiệm...
Trung Quốc phẫn nộ với tân bộ trưởng Quốc phòng Nhật

Trung Quốc phẫn nộ với tân bộ trưởng Quốc phòng Nhật

Trung Quốc hôm nay cho rằng bà Tomomi Inada "xuyên tạc lịch sử" sau khi bà từ chối nói quân Nhật có tàn sát dân thường ở Trung Quốc trong Thế chiến II hay không. "Việc bà công khai bác bỏ thực tế...
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật từng phát ngôn gây bão

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật từng phát ngôn gây bão

Bà Tomomi Inada, 57 tuổi, đã được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, vị trí có thể giúp bà thăng tiến hơn nữa trong sự nghiệp. Dù mới chỉ là nghị sĩ 11 năm, song người phụ nữ nổi...

Không có nhận xét nào: