Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Mục 3, khoản 2, Phần II của NQ TW 4 khóa 12 có siêu thực bởi:" Có quan chức nào kê khai nhà cửa là của họ đâu"? (Ý kiến của Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng)

Mục 2- Biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống 

 Khoản 3: Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực. 


( Phần II- NHẬN DIỆN NHỮNG BIỂU HIỆN SUY THOÁI VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG, "TỰ DIỄN BIẾN", "TỰ CHUYỂN HÓA" )

Có quan chức nào kê khai nhà cửa là của họ đâu


 - Quan chức có anh nào kê khai đó là nhà cửa tài sản của họ đâu, toàn kê là của người khác thôi, Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) nói.
VietNamNet trao đổi với Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng, TTCP Phạm Trọng Đạt và Phó chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ Lê Thị Thủy về đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
Bà Thủy cho biết vẫn đang tranh luận vì bàn về đối tượng khó quá.
tham nhũng, chống tham nhũng, kê khai tài sản, Lê Thị Thủy, phạm trọng đạt
Phó Chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ Lê Thị Thủy
Lúc đầu dự thảo đề án chỉ tính xây dựng theo hướng kiểm tra, giám sát về kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Sau các cuộc hội thảo, có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến đề nghị quy định kiểm tra, giám sát cả cấp ủy các cấp nữa. 
Ngay cả khi mở rộng thì cũng có ý kiến khác nhau. Nếu làm ở cấp huyện cấp tỉnh thì cấp xã lại không có. Khi đó ở cấp xã, bí thư chi bộ cũng không phải kê khai tài sản. Đến cấp uỷ huyện thì hơi loãng. 
“Mình thì muốn đi theo hướng của nước ngoài, tập trung làm trên trước dưới sau, trong trước, ngoài sau. Tức là chỉ tập trung ở nhóm cán bộ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Nhưng giờ vẫn có quan điểm khác là muốn làm đồng loạt. Vì vậy cần phải họp để xin ý kiến, định hướng của TƯ”, bà Thủy nói.
Phó chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ cũng nêu thêm khó khăn nữa là nhóm cán bộ cấp vụ của các bộ, ngành vẫn đang tranh luận không biết nằm vào đâu cho hợp lý.
“Một bên sợ rộng quá, kiểm soát không có hiệu quả, một bên lại lo hẹp quá lại bỏ lọt đối tượng phải quét nên cũng khó quyết”, bà Thủy nói.
Theo bà Thủy, việc kiểm soát sau kê khai tài sản hiện nay còn ở một chừng mực. Kê khai tài sản là 1 trong 9 biện pháp phòng ngừa tham nhũng, nếu làm được thực chất, kiểm soát được sẽ thúc đẩy các giải pháp khác tốt hơn. 
Bà Thủy nêu cách làm của các nước là cứ đưa tài sản kê khai lên trên mạng, chỉ cần tra là ra bản khai. Tuy nhiên bà cũng lưu ý, vấn đề là phải đi sâu vào bản chất việc kê khai. Còn bản khai trên mạng chỉ là công khai phần nổi. 
“Ví dụ tôi có tài sản 100 triệu đồng thì tôi kê ngay nhưng không thể rõ được 100 triệu đó nằm ở đâu, do đâu có. Các nước cũng không công khai những việc này với quan điểm bảo vệ bí mật cá nhân cũng như đảm bảo an toàn”, Bà Thủy phân tích.
Bà cho rằng, bản kê khai của mình yêu cầu công khai rất đầy đủ, rõ ràng từng mục một, nhà thế nào, đất thế nào, xe cộ, tiền mặt thế nào… và công khai theo quy định. 
Tuy nhiên, vấn đề là cần kiểm soát được việc kê khai thế nào, đúng hay sai thì còn ở một chừng mực và giờ đang phải bàn khuôn chuẩn đối tượng để kiểm tra, giám sát thế nào cho hiệu quả. 
“Khi có đối tượng rồi thì ra được cái đuôi ngay”, bà nhấn mạnh và cho biết UB Kiểm tra TƯ đang thảo luận để ra được quy định vừa phù hợp với thực tế, vừa đảm bảo hiệu quả. 
Dự kiến từ nay đến cuối năm phải xong đề án này để trình xin ý kiến Ban Bí thư và bao giờ cũng phải có 2 phương án.  
Người nhà quan chức cũng phải kê khai 
tham nhũng, chống tham nhũng, kê khai tài sản, Lê Thị Thủy, phạm trọng đạt
Cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) Phạm Trọng Đạt 
Cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) Phạm Trọng Đạt cũng cho rằng số lượng kê khai nhiều hay ít không quan trọng mà quan trọng là đối tượng kê khai có đúng không, chính xác không và kê khai rồi thì có quản lý được không, có cơ chế giám sát được không, có biết tăng giảm thế nào không.
“Kê khai mà không quản lý được, kê khai mà không công khai thì kê làm cái gì”, ông Đạt nhấn mạnh.
Theo ông Đạt, phải có cơ chết giám sát và quản lý được tài sản của người kê khai, chứ bây giờ kê thế nào biết thế ấy. Chính vì vậy, người dân không nắm được nên không phát hiện ra được gì, ngay cả cơ quan nhà nước cũng không phát hiện được. 
Điều quan trọng không phải là 1 triệu, 2 triệu, hay mấy trăm nghìn người kê khai mà phải biết được nguồn gốc tài sản đấy từ đâu.
“Tôi đề nghị kê khai tài sản của cả những người thân trong gia đình những người có chức vụ quyền hạn. Vì quan chức có anh nào kê khai đó là nhà cửa, tài sản của họ đâu, toàn kê là của người khác thôi. Người khác trên 18 tuổi phải chịu trách nhiệm chứ”, ông nhấn mạnh và cho rằng sau này sửa luật PCTN sẽ lưu ý vấn đề này.
Thu Hằng - Ảnh: Phạm Hải

Ăn thức ăn quá mặn, quá nóng, quá cay...đều dẫn tới ung thư thực quản; Dấu hiệu cảnh báo gan kêu cứu



Cả gia đình mắc ung thư "tập thể": Thủ phạm chính là thói quen ăn uống của nhiều người

Vân Hồng | 
Cả gia đình mắc ung thư "tập thể": Thủ phạm chính là thói quen ăn uống của nhiều người

Theo các bác sĩ, những gia đình có thói quen ăn uống thiếu lành mạnh kéo dài, hoặc dùng cùng một món ăn nào đó không an toàn, sẽ có nguy cơ mắc ung thư "tập thể".




Hai vợ chồng có cùng triệu chứng, cùng mắc 1 bệnh ung thư
Khoảng một tháng trước, bà Trần, người Thiểm Tây (Trung Quốc) xuất hiệu triệu chứng ăn gì cũng bị nghẹn, ngay cả cháo cũng khó nuốt trôi. Ban đầu, bà cũng không quan tâm lắm, nhưng sau khi nghẹn nhiều, ăn cháo hay uống nước đều có cảm giác khác lạ.
Nhận thức được vấn đề có vẻ nghiêm trọng, bà cùng chồng đã đến khám tại khoa Ngoại, Bệnh viện Thái Hòa, Thiểm Tây (TQ) để kiểm tra chắc chắn. Sau khi khám, các bác sĩ chẩn đoán rằng bà có thể đã bị ung thư thực quản.
Theo kết quả nội soi y tế, thực quản của bà Trần được phát hiện có khối u kích thước khoảng 4-5cm, nhìn qua như chiếc đồng xu và bà được các bác sĩ chỉ định phải tiến hành một cuộc phẫu thuật.
Cùng với sự giải thích của bác sĩ, chồng bà, ông Trần cũng lo sợ rằng mình đã có một số triệu chứng bệnh giống vợ, nên được tư vấn cùng khám để biết rõ tình trạng sức khỏe.
Đáng tiếc là kết quả khám khiến ông bà vô cùng choáng váng vì bất ngờ. Cả hai vợ chồng đều bịung thư thực quản, bệnh của ông nhẹ hơn của bà một chút nhưng cũng đã có dấu hiệu khối u bị loét và đang lan ra.
Cả gia đình mắc ung thư tập thể: Thủ phạm chính là thói quen ăn uống của nhiều người - Ảnh 1.
Ông bà Trần đang trao đổi cùng y tá tại bệnh viện (Ảnh minh họa)
Thủ phạm chính là thói quen ăn uống
Theo ý kiến của các bác sĩ BV Thiểm Tây, tỷ lệ mắc ung thư thực quản phần lớn xuất phát từ thói quen ăn uống không đúng cách.
Gia đình ông Trần xưa nay có thói quen ăn mặn, thích ăn các món muối chua, những món ăn được làm theo cách ủ mốc, đặc biệt là ăn rất nhiều ớt. Bên cạnh đó, vì muốn ăn thức ăn mềm nên khi nấu mì miến, ông bà thường có thói quen vừa để nồi trên bếp nóng vừa ăn cho mì nở mềm hơn.
Tất cả những yếu tố trên đều được các bác sĩ cho rằng chính là lý do liên quan lớn đến nguy cơ gây bệnh ung thư thực quản.
Nhiều nghiên cứu cho rằng, một số bệnh ung thư có thể là căn bệnh di truyền, nhưng một trong những nguyên nhân "di truyền" vô cùng quan trọng ở đây chính là thói quen ăn uống của từng gia đình. Từ bé đến lớn ăn uống như vậy sẽ thành thói quen, từ đời này truyền sang đời khác.
Theo các bác sĩ, những gia đình có thói quen ăn uống thiếu lành mạnh kéo dài, hoặc dùng cùng một món ăn nào đó không an toàn, sẽ có nguy cơ mắc ung thư "tập thể", trong trường hợp này không phải là do "di truyền".
Bác sĩ cũng khuyến nghị, những món ăn quá mặn, quá nóng, quá cay nếu ăn nhiều và thường xuyên có thể là nguyên nhân gây hại cho thực quản, chúng làm tổn thương thực quản một cách từ từ. Bên cạnh đó, nếu ăn uống mất cân bằng, thừa thịt thiếu rau quả cũng là nguyên nhân đi kèm gây ung thư.
Cả gia đình mắc ung thư tập thể: Thủ phạm chính là thói quen ăn uống của nhiều người - Ảnh 2.
Hãy thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ
Là một bệnh ung thư điển hình xuất phát từ lối sống thiếu lành mạnh, bệnh nhân ung thư thực quản có nhiều điểm chung là xuất phát từ chế độ ăn uống.
Các báo cáo cho thấy rằng, khi có hơn một thành viên trong gia đình bị ung thư thực quản, gia đình đó nên kiểm tra cẩn thận những thành viên còn lại để phòng tránh bệnh kịp thời.
Ngoài ra, để phòng tránh bệnh ung thư hệ tiêu hóa nói chung và ung thư thực quản nói riêng, mỗi gia đình nên thiết lập một thói quen ăn uống lành mạnh, đúng cách cho mọi thành viên trong gia đình ngay từ khi còn nhỏ. Để người đó lại làm trụ cột và thiết lập một thói quen tốt cho gia đình trong tương lai.
Cách phòng tránh ung thư thực quản
1, Hạn chế ăn muối và thực phẩm chứa nấm mốc như bắp cải muối, dưa chua và các món ủ chua, hun khói, chiên nướng già lửa, bị cháy. Tránh những loại thực phẩm có chứa chất nitrosamine gây ung thư và độc tố trong nấm mốc có thể gây ung thư đường tiêu hóa.
2, Nên có thói quen tập nhai kỹ khi ăn, ít ăn quá nóng, thức ăn cay đậm đặc quá mức để không làm kích thích, gây hại thực quản.
3, Không hút thuốc, uống rượu càng ít càng tốt.
4, Duy trì chế độ ăn uống cân bằng để đảm bảo cân đối thực phẩm đầu vào gồm vitamin A, C, E và molypden, kẽm, magiê, selen và các nguyên tố vi lượng khác.
Ngoài ra, những người có lịch sử gia đình có người bị ung thư thực quản, tổn thương thực quản bẩm sinh và những người đã bị viêm thực quản, nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm.
*Theo Health/TT
theo Trí Thức Trẻ


Dấu hiệu cảnh báo gan kêu cứu

Dấu hiệu cảnh báo gan kêu cứu

Gan tham gia vào quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, đồng thời khử độc và loại trừ độc tố ra ngoài cơ thể. Vì mang chức năng đặc biệt này nên gan cũng dễ bị nhiễm độc.

Chỉ nặng khoảng hơn 1 kg nhưng gan được ví như tổ hợp các nhà máy chuyển hóa phức tạp của cơ thể. Dưới đây là một số triệu chứng của tổn thương gan mà bạn không nên “ngó lơ”.

Dấu hiệu cảnh báo gan kêu cứu - Ảnh 1.

Khi gan phải làm việc quá tải do tiếp xúc với nhiều chất độc (bia, rượu, hóa chất…) trong thời gian dài, hệ thống khử độc của tế bào gan bị tổn thương thì lúc đó gan có nguy cơ bị nhiễm độc rất cao.

Dấu hiệu cảnh báo gan kêu cứu - Ảnh 2.

Làn da đổi màu vàng tái, nhợt nhạt: là một trong những biểu hiện dễ nhận biết nhất cho thấy gan đang gặp “sự cố”. Bởi lẽ, khi gan không có khả năng thải các độc tố ra ngoài cơ thể, độc tố sẽ bám lại và tích tụ dưới da, làm cho da có màu sắc bất thường.

Dấu hiệu cảnh báo gan kêu cứu - Ảnh 3.

Phân và nước tiểu có màu bất thường: cũng là dấu hiệu rất rõ ràng khi gan gặp vấn đề. Màu nước tiểu có thể trở nên tối, sậm hơn bình thường, còn trong phân có thể xuất hiện các đốm máu…Nếu bạn đảm bảo uống nhiều nước mỗi ngày mà chất bài tiết vẫn có sự bất thường thì gan đang gặp vấn đề.

Dấu hiệu cảnh báo gan kêu cứu - Ảnh 4.

Hơi thở “có mùi”: đây là một trong những dấu hiệu của tổn thương gan. Ở những người bị suy giảm chức năng gan, khả năng giải độc của gan kém khiến một số độc tố, chất cặn bã được bài tiết qua phổi và hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Dấu hiệu cảnh báo gan kêu cứu - Ảnh 5.

Đắng miệng: hay nói rõ hơn là trong miệng có vị đắng thường gặp trong các chứng viêm cấp tính như viêm gan, viêm mật do sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa dịch mật. Người có cảm giác đắng trong miệng thường kèm theo chứng đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, tính tình nóng nảy, dễ cáu giận, đại tiện táo bón, tiểu tiện đỏ vàng…

Dấu hiệu cảnh báo gan kêu cứu - Ảnh 6.

Nóng trong người, mụn nhọt, mẩn ngứa: Theo Đông y, mụn nhọt do huyết nhiệt và nhiệt độc gây nên. Nguồn gốc của bệnh là do gan yếu, khả năng giải độc của gan kém khiến các độc tố bị tích tụ trong cơ thể. Khi chất độc tích tụ lâu ngày sẽ phát tán qua da và gây nên các triệu chứng như nổi mề đay, mẩn ngứa… đặc biệt là mụn nhọt.
Táo bón, mệt mỏi, chán ăn: Gan là bộ phận thuộc hệ tiêu hóa, tham gia tích cực vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Suy giảm chức năng gan làm giảm khả năng chuyển hóa và giảm tiết mật gây rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, ăn không tiêu, dễ bị táo bón. 
Do đó, khi mắc bệnh về gan, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý giúp giảm tải công việc cho gan và tăng cường chức năng gan.
Những dấu hiệu trên dù không gây nguy hiểm nhưng đó là tín hiệu cho thấy gan của bạn đang có nguy cơ bị nhiễm độc. Nếu không có biện pháp giải độc gan kịp thời, gan có nguy cơ bị tổn thương và dễ mắc các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan… Do đó, bạn cần chú ý điều chỉnh ngay chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Bí quyết bảo vệ gan
-Hạn chế uống rượu bia, đặc biệt, không nên uống rượu bia khi đang dùng thuốc trị bệnh. Thay vào đó, bạn có thể uống các loại nước ép trái cây, sinh tố để cơ thể dễ hấp thụ chất dinh dưỡng hơn. Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế ăn các món ăn nhiều dầu mỡ không có lợi cho sức khỏe.
-Hạn chế tiếp xúc với các chất độc trong không khí như khói bụi, mùi xăng, sơn, dung dịch tẩy rửa, sơn móng tay, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu, phân bón…
-Nên thường xuyên hấp thu các dưỡng chất sau: lycopene (dưa hấu, cà chua, cam, đu đủ, ổi), vitamin A (cà rốt, khoai lang, sữa, phô mai, lòng đỏ trứng và gan), vitamin E (các loại hạt, bông cải xanh, dưa leo, xoài…), vitamin C (các loại quả họ cam, chanh…), vitamin K (có trong các loại rau có màu xanh đậm), chất arginine giúp gan giải độc amoniac dễ dàng hơn (được tìm thấy trong các loại đậu, bột yến mạch, quả óc chó…), chất selenium (có trong gạo nâu, mật đường, hải sản, tỏi và hành tây), chất methionine (có trong các loại đậu, trứng, cá, tỏi, hành và thịt), axít béo thiết yếu (hải sản, dầu cá, cá mòi, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá đối, mực, cá trích, cá tuyết, quả bơ, các loại hạt khô, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau chân vịt, cà tím), chất beta-carotene (cà rốt, ớt chuông, khoai lang, xoài, bí ngô và quả mơ).p
theo Infonet

Trung Quốc có tù tại gia, tại Việt Nam Đảng sắp có "nhà tù" ( lồng quy chế) dành cho quan chức Đảng

Trung ương đang xây 'lồng quy chế để nhốt quyền lực'

(PLO)- Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã chia sẻ với báo chí như vậy bên lề Quốc hội vào sáng 26-10.  Nội dung xoay quanh đổi mới công tác cán bộ nhân vụ việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UB KTTW) kết luận về sai phạm ông Vũ Huy Hoàng trong việc bổ nhiệm cán bộ.

. Phóng viên: Kết luận của UB KTTW đối với ông Vũ Huy Hoàng công bố mới đây đã chỉ ra hàng loạt bất cập trong việc bổ nhiệm cán bộ của cựu Bộ trưởng này, là người làm công tác tổ chức ông đánh giá như thế nào?
+ Ông Phạm Minh Chính: UB KTTW theo đúng quy trình đang làm theo đúng nguyên tắc Đảng, quy định của pháp luật.
Trường hợp của ông Vũ Quang Hải, con trai ông Vũ Huy Hoàng, có nên thu hồi lại quyết định bổ nhiệm không?
+ Cơ quan chuyên môn đang làm chứ không thể nói ngay được, phải đúng theo quy định của Đảng, Nhà nước.
Trung ương đang xây 'lồng quy chế để nhốt quyền lực' - ảnh 1
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội vào sáng nay, 26-10
. Là cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ, theo ông thì công tác tổ chức cán bộ cần phải làm gì để hạn chế được những vụ việc tương tự xảy ra?
+ Chúng tôi đang phải xây dựng lại một số quy trình, tiêu chuẩn, tiêu chí cho phù hợp với tình hình hiện nay. Theo sự phân công của Trung ương, Bộ Chính trị thì các cơ quan đang phối hợp làm và khẩn trương.
. Mới đây khi tiếp xúc cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có đề cập đến một ý là “nhốt quyền lực trong lồng cơ chế giám sát”, vậy công tác tổ chức cán bộ phải làm gì để kiểm soát, giám sát được quyền lực? 
+ Hiện chúng tôi cũng đang xây dựng “cái lồng” để nhốt (quyền lực). Lồng này là do ta thiết kế, do ta làm. Dứt khoát phải kiểm soát quyền lực, một trong những nguyên tắc là giao quyền đến đâu kiểm soát đến đó nhưng thiết kế thế nào cho phù hợp với tình hình hiện nay thì phải nghiên cứu bài bản, xuất phát từ lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn để ban hành cho phù hợp. Đây là điều hết sức phải quan tâm, phải làm.
.Tổng Bí thư cũng chia sẻ với cử tri rằng “chống tham nhũng rất khó, vì ta đánh ta”, vậy theo ông viết thiết kế “lồng” quy chế để nhốt quyền lực trong công tác cán bộ có gặp phải khó khăn, rào cản gì không?
+ Cái này cả hệ thống phải cùng nhau thiết kế. Mình không bị áp lực, rào cản nào đâu. Phải xuất phát từ thực tiễn, thực tiễn đặt ra phải làm sao cho phù hợp, khả thi, có hiệu quả, đó là vấn đề phải quan tâm. Làm mà không hiệu quả, làm đi làm lại vẫn không có hiệu quả thì mất uy tín.
Vì thế phải căn cứ vào điều kiện cụ thể, lý luận thế nào, luật pháp quy định ra sao để thiết kế, phải nghiên cứu kỹ càng.
Phải làm nhưng làm sao cho kỹ để khả thi, có hiệu quả, thực chất, không có hiệu quả, cuối cùng thêm mất uy tín.
Trọng Phú gh

Những nhận diện khét lèn lẹt về các biểu hiện suy thoái của các ông quan đảng...

( Trích NQ TW4 khóa 12-VOV.VN)

II- NHẬN DIỆN NHỮNG BIỂU HIỆN SUY THOÁI VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG, "TỰ DIỄN BIẾN", "TỰ CHUYỂN HÓA" 
1- Biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị 
1) Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. 
2) Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng; không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái. 
3) Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 
4) Không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; sa sút ý chí phấn đấu, không gương mẫu trong công tác; né tránh trách nhiệm, thiếu trách nhiệm, trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao. 
5) Trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng. 
6) Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác; nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu. 
7) Duy ý chí, áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo ý mình; không chịu học tập, lắng nghe, tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác. 
8) Tham vọng chức quyền, không chấp hành sự phân công của tổ chức; kén chọn chức danh, vị trí công tác; chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó; không sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn. Thậm chí còn tìm mọi cách để vận động, tác động, tranh thủ phiếu bầu, phiếu tín nhiệm cho cá nhân một cách không lành mạnh. 
9) Vướng vào "tư duy nhiệm kỳ", chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn trước mắt, có lợi cho mình; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi ích. 
2- Biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống 
1) Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình. 
2) Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành.
3) Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực. 
4) Mắc bệnh "thành tích", háo danh, phô trương, che dấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, "đánh bóng" tên tuổi; thích được đề cao, ca ngợi; "chạy thành tích", "chạy khen thưởng", "chạy danh hiệu". 
5) Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân. 
6) Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên...; đầu tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả; mua sắm, sử dụng tài sản công vượt quy định; chi tiêu công quỹ tùy tiện, vô nguyên tắc. Sử dụng lãng phí nguồn nhân lực, phí phạm thời gian lao động. 
7) Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực. 
8) Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. 
9) Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp. Sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội. 
3- Biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ 
1) Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện "đa nguyên, đa đảng". 
2) Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập", phát triển "xã hội dân sự" . Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. 
3) Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước. 
4) Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. 
5) Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đòi "phi chính trị hoá" quân đội và công an; xuyên tạc đường lối quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; chia rẽ quân đội với công an; chia rẽ nhân dân với quân đội và công an. 
6) Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập; vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá Đảng và Nhà nước. 
7) Đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; thông tin phiến diện, một chiều về tình hình quốc tế, gây bất lợi trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước. 
8) Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, văn học - nghệ thuật. Tác động, lôi kéo, lái dư luận xã hội không theo đường lối của Đảng; cổ súy cho quan điểm, tư tưởng dân chủ cực đoan; thổi phồng mặt trái của xã hội. Sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật lệch lạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của Đảng. 
9) Có tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan. Lợi dụng vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa dân tộc và tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với Đảng và Nhà nước.