Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Việt Nam dự kiến chi ngân sách nhà nước năm 2018 ra sao?; Bức tranh nợ công Việt Nam qua số liệu mới công bố: Nợ năm 2017 giảm nhẹ

5:37 pm - 31/10/2017




Theo phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018, Việt Nam dự tính chi ngân sách khoảng 1,52 triệu tỷ đồng cho năm tới, tăng so với mức 1,39 triệu tỷ đồng ước tính cho năm 2017.
Chi thường xuyên sẽ chiếm phần lớn tỷ trọng của chi ngân sách, dự kiến vào khoảng 434 nghìn tỷ đồng.
Trong năm 2018, chính phủ dự kiến chi cho dự trữ quốc gia 970 tỷ đồng, viện trợ 1,3 nghìn tỷ đồng, dự phòng ngân sách trung ương 15,8 nghìn tỷ đồng, trả nợ lãi 110 nghìn tỷ đồng, đầu tư phát triển 187 nghìn tỷ đồng.
Theo dự toán, ngân sách phân bổ cho trung ương dự kiến vào khoảng 948 nghìn tỷ đồng, còn chi cho địa phương khoảng 800 nghìn tỷ đồng.
Như vậy, bội chi năm 2018 dự kiến bằng 3,7% GDP, tăng 0,2 điểm phần trăm so với năm 2017.
Năm nay, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1,21 triệu tỷ đồng, trong đó số thu 9 tháng đầu năm đạt 843 nghìn tỷ đồng, đạt 69,5% kế hoạch năm.
Chi ngân sách cả năm 2017 dự kiến ở mức 1,39 triệu tỷ đồng, theo đó tạo ra mức bội chi 174,3 nghìn tỷ đồng.
Bội chi ngân sách năm 2017 dự kiến ở mức 3,5% GDP, trong mục tiêu Quốc hội cho phép.
Quang Minh (TH)
Xem thêm:

Bức tranh nợ công Việt Nam qua số liệu mới công bố: Nợ năm 2017 giảm nhẹ

Tỷ lệ nợ công của Việt Nam giảm nhẹ trong năm 2017. (Ảnh: Thời báo tài chính)

Quốc hội Việt Nam ngày 31/10 sẽ bắt đầu thảo luận về tình hình phát triển kinh tế – xã hội năm 2017 và kế hoạch năm 2018, trong đó có vấn đề nợ công.
Theo báo cáo trước đó của Chính phủ gửi tới Quốc hội, nợ công của Việt Nam năm 2017 ước tính đạt 3,13 triệu tỷ đồng, tương đương 62,6% GDP, giảm nhẹ so với tỷ lệ của năm trước.
Tuy nhiên, nợ công năm 2018 dự báo sẽ quay lại mức 63,6% GDP từng ghi nhận vào năm 2016.
Dự báo nợ công sẽ quay lại mức 63,6% GDP vào năm 2018. (Ảnh: VnExpress)
Trong số nợ công, nợ chính phủ tính đến năm 2017 ước vào khoảng 2,59 triệu tỷ đồng, tăng so với con số 2,36 triệu tỷ đồng của năm 2016.
Nợ do chính phủ bảo lãnh dự kiến đạt 498 nghìn tỷ đồng, tăng so với mức gần 462 nghìn tỷ đồng của năm trước.
Về cơ cấu vay nợ, tỷ trọng nợ nước ngoài của Việt Nam năm 2017 đã tăng lên mức 45% từ con số 39,6% của năm 2015, trong khi nợ trong nước giảm xuống 55% từ mức 60,4%.
Trong năm 2017, chính phủ đã dùng hơn 260 nghìn tỷ đồng để trả nợ, sau khi chi 251 nghìn tỷ đồng trong năm 2016.
Với số liệu mới nhất được công bố, ước tính mỗi người Việt Nam hiện đang gánh bình quân 33 triệu đồng tiền nợ công, tăng 4 triệu đồng so với năm 2016.
Thống kê cho thấy mỗi năm nợ công của Việt Nam đã tăng thêm khoảng 300.000 tỷ đồng trong 5 năm trở lại đây.
Minh Tuệ (th)

RẮC RỐI CHUYỆN THAY “VANG CHILE” BẰNG “VANG ĐÀ LẠT” TẠI QUỐC YẾN APEC 2006

La Quán Cơm.



Trên mạng hiện nay vẫn còn lưu rất nhiều bài ca ngợi thương hiệu vang Đà Lạt, loại vang được đưa vào làm khai vị trong quốc yên đãi các nguyên thủ trong Hội nghị APEC 2006…
Theo một nguồn tin khá tin cậy: nhân Hội nghị APEC 2006 tổ chức tại Hà Nội- Việt Nam, để bày tỏ thịnh tình và cũng để quảng cáo cho “ quốc tửu” của mình, Chính phủ Chile đã gửi tặng Chính phủ Việt Nam 1 comterner vang Chile loại thượng hạng cho quốc yến APEC…
Không biết do tình cảm riêng tư với vang Đà Lạt hay để suy tôn thương hiệu hàng nội nên Ban tổ chức đã có “ sáng kiến” không sử dụng vang Chile mà dùng vang Đà Lạt. Việc thay này có thể nhằm thực hiện chủ trương “ người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”; dùng vang Đà Lạt trong quốc yến cũng là cách, cơ hội quảng bá cho vang Đà Lạt với các đoàn nguyên thủ APEC.
Cũng có thể vì lý do gì đó, chẳng hạn như Ban tổ chức có khi cũng muốn được nếm vài chai coi vang Chile mùi vị ra răng ? Có hơn vang Bordeau của Pháp không ?
Kết quả khi đưa vang Đà Lạt vào quốc yến thì nghe nói bị ế, ít quan khách thử loại vang mà họ không biết danh; Họ chỉ sử dụng vài ly votka, Lúa mới của Việt Nam…
Sau vụ rượu vang bị thay này, phía Chile đã lên tiếng đòi lại số vang gửi tặng APEC vì đã bị sử dụng sai mục đích, đối tượng ?
Phía Việt Nam đã phải tìm cách giải tỏa cái sự rắc rối này khá chật vật; không rõ bằng cách nào những rồi phía Chile cũng đành phải im. Chắc để cho nó đẹp đội hình APEC, bởi làm to chuyện này ra thì Chile lại mang tiếng bủn xỉn, ky bo,”xấu chàng hổ ai” vì Chile là quốc gia đưa ra sáng kiến tụ tập Diễn đàn APEC…
Vì chuyện rượu chè, vài chai rượu vang bị sử dụng sai mục đích và đối tượng mà bêu xấu Việt Nam, một dân tộc anh hùng thì không nên…
Chuyện thay rượu được ỉm đi cho đến bây giờ; nhân APEC 2017, L.Q.C xin kể lại chuyện đổi rượu này với hy vọng: APEC 2017, nếu Chile hay một hãng rượu vang nổi tiếng nào đó có thịnh tình gửi vang quý đến dự quốc yến APEC 2017 sẽ không bị thay như vụ vang Chile tại APEC 2006 để khỏi rắc rối…

L.Q.C.

Mộ cổ của Tôn Ngộ Không được phát hiện, Tề Thiên Đại Thánh là có thật?

Rất nhiều người thích nhân vật Tôn Ngộ Không tài phép, nhưng cho đó chỉ là một nhân vật hư cấu trong thần thoại. Tuy nhiên vào năm 2005, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra bia mộ có thể chính là của nhân vật này.

tôn ngộ không, Tây du kí, mo co,
Ngôi mộ có hai tấm bia dựng thẳng ở chính giữa, bia bên trái có khắc chữ “Tề Thiên đại thánh”, bên phải khắc “Thông Thiên đại thánh”. (Ảnh: Epoch Times)
Hầu hết mọi người đều cho rằng Tôn Ngộ Không chỉ là một nhân vật thần thoại. Tuy nhiên, vào năm 2005, các nhà khảo cổ học phát hiện trong miếu Song Thánh Bảo Sơn ở tỉnh Phúc Kiến có một ngôi mộ cổ, ước tính rộng 2,9 m, sâu 1,3 m.
Ngôi mộ có hai tấm bia dựng thẳng ở chính giữa, bia bên trái có khắc chữ “Tề Thiên đại thánh”, bên phải khắc “Thông Thiên đại thánh”, phần dưới cùng của mỗi bia đều có hai chữ nhỏ “Thần vị”. Điều này khiến các nhà khảo cổ đặt ra câu hỏi, chẳng lẽ Tôn Ngộ Không thật sự tồn tại?
tôn ngộ không, Tây du kí, mo co,
Bức tượng Tôn Ngộ Không trong ngôi mộ cổ. (Ảnh: Chinanews)
Ngôi miếu này được xây dựng vào cuối thời nhà Nguyên, đầu nhà Minh, với diện tích chỉ hơn 17m2, các nhà khảo cổ đã xác định được niên đại của chúng và kết quả vô cùng bất ngờ, chúng đã xuất hiện trước khi tác phẩm Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân ra đời.
Vương Ích Dân, người phụ trách nghiên cứu miếu Song Thánh, phát hiện vào những năm cuối thời nhà Nguyên của Mông Cổ có một vở hí kịch “Hành trình đến Tây phương” của Dương Cảnh Hiền viết, trong đó có đoạn Tôn Ngộ Không tự bạch: “Tiểu thánh huynh đệ tỷ muội năm người: Đại tỷ lão mẫu Ly Sơn, nhị tỷ Thầy pháp Chi Chi, Đại huynh Tề Thiên đại thánh, tiểu thánh Thông Thiên đại thánh, Tam đệ Tam Lang hiếu động”.
tôn ngộ không, Tây du kí, mo co,
Các nhà khảo cổ đang tiến hành khai quật ngôi mộ trong miếu Song Thánh. (Ảnh: Fun Story)
Vương Ích Dân cho rằng, Ngô Thừa Ân lấy cảm hứng từ truyền thuyết 5 chị em gia đình này, hơn nữa đem bản lĩnh cao siêu vốn có trong năm người huynh đệ tỷ muội, toàn bộ tập trung vào Tôn Ngộ Không, tạo ra một hình mẫu anh hùng huyền thoại truyền rộng lại cho các thế hệ tương lai.
Tuy nhiên, một số học giả tin rằng Tôn Ngộ Không là nguyên mẫu của nhà sư thời Đường là Thích Ngộ Không. Thích Ngộ Không là danh tính tục gia của một cư sĩ theo xe hầu tá Đường Tăng. Năm 751, ông theo phò tá Huyền Trang đi Tây phương, vì trở bệnh tại nước Gandhara (Kiền Đà La quốc) nên quay lại kinh thành vào năm 789.
tôn ngộ không, Tây du kí, mo co,
Hậu trường phim “Tây Du Kí”. (Ảnh: Chinadaily)
Thích Ngộ Không đồng hành cùng Huyền Trang suốt 40 năm, tại phương Tây cùng tham gia phiên dịch và truyền giáo, để lại rất nhiều sự tích cùng truyền thuyết.
Có học giả lại cho rằng, câu chuyện về quá trình lấy kinh dài đằng đẵng cũng đã có nhiều thay đổi. Người dân dần dần đem cái tên Thích Ngộ Không ghép với tên “Hầu Hành Giả” – người cùng đi lấy kinh với Đường Tăng trong truyền thuyết, rồi hình thành một hình tượng nghệ thuật “Tôn Ngộ Không”.
Bách Thông biên dịch

Để bếp nấu gà nguyên nội tạng cho trẻ mầm non, hiệu trưởng bị xét trách nhiệm

ĐỖ LINH


(GDVN) - Một số phụ huynh kiểm tra bếp ăn của trường mầm non Tân Phong phát hiện gà chuẩn bị cho vào luộc vẫn còn nội tạng bên trong.
Ngày 30/10, ông Bùi Đức Thảo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kiến Thụy (Hải Phòng), cho biết huyện này đã yêu cầu Trường mầm non xã Tân Phong kiểm điểm làm rõ trách nhiệm do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trước đó, sáng 26/10, một số phụ huynh đưa con đến học tại Trường mầm non Tân Phong bất ngờ vào kiểm tra tại bếp ăn của trường, phát hiện gà còn nguyên nội tạng để trong nồi chuẩn bị luộc.
Một phụ huynh cho biết con gà trong nồi vẫn còn nguyên diều, cuống họng rất mất vệ sinh. Phụ huynh học sinh đã yêu cầu làm rõ trách nhiệm.
Phụ huynh kiểm tra bếp ăn phát hiện gà phục vụ bữa ăn của trẻ nhỏ chưa đảm bảo vệ sinh
Chiều 28/10, Ủy ban nhân dân xã Tân Phong đã chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo Trường mầm non Tân Phong, đơn vị cung cấp thực phẩm là Công ty Phúc Khang cùng phụ huynh học sinh để làm rõ việc chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh cho trẻ.
Bà Đỗ Thị Ánh, Hiệu trưởng Trường mầm non Tân Phong, đã thẳng thắn nhận trách nhiệm với phụ huynh học sinh.
Theo bà Ánh, Trường đã ký hợp đồng cung cấp thực phẩm sạch với Công ty Phúc Khang để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các cháu.
Tuy nhiên, đã xảy ra sự cố mất vệ sinh do có sự nhầm lẫn trong giao nhận thực phẩm giữa đơn vị cung cấp và trường. 

Công ty Khánh Thịnh cấp thức ăn bị nghi gây ngộ độc học sinh trường Chu Văn An

Đại diện công ty Phúc Khang cam kết sẽ không để xảy ra sự cố đáng tiếc như hôm 26/10, đồng thời xin chịu trách nhiệm về sản phẩm mà đơn vị này cung cấp.
Ông Đoàn Đắc Thuật, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Tân Phong, nhận khuyết điểm vì đã không thường xuyên kiểm tra, giám sát bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường.
Theo ông Thuật, sự cố mất vệ sinh xảy ra, trách nhiệm chính thuộc về Công ty Phúc Khang. Sau cuộc làm việc, xã đã báo cáo với huyện.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kiến Thụy Bùi Đức Thảo cho biết trong ngày 30/10, huyện đã cử cơ quan chuyên môn xuống kiểm tra, đồng thời tiến hành kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của trường.
Theo ông Thảo, sau sự cố ở trường mầm non Tân Phong, huyện sẽ triển khai kiểm tra chấn chỉnh nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong tất cả các trường.
Đỗ Linh

" VĂN HÓA BOT"... CỦA CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN

Chặn xe cô dâu vì thiếu tiền đóng góp xây dựng Nông thôn mới: ĐBQH lên tiếng!


N. Huyền



Hành vi đó là vi phạm pháp luật, “anh cản trở giao thông. Anh cưỡng đoạt, chứ không chỉ là anh thu tiền đâu. Anh cưỡng đoạt tài sản của người khác. Nếu anh thu tiền được rồi, hành vi là hoàn thành tội cưỡng đoạt. Nếu cao hơn đây là cướp, trấn lột.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng
Hành vi phản cảm
Nợ 1,5 triệu đồng tiền làm đường bê-tông nông thôn, gia đình bà Nguyễn Thị Thu (Sơn Tây) bị trưởng thôn và đoàn thể thôn Sơn Tây, xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa, Phú Yên chặn xe đám cưới để... đòi nợ.
Trao đổi với phóng viên báo điện tử Infonet bên hành lang Quốc hội sáng nay, ĐB Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) cho biết, ông hành vi của Bí thư, rồi trưởng thôn huy động mọi người ra chặn đường xe cô dâu là “hình ảnh vô cùng phản cảm”.
 “Làm gì, có thứ người đứng ra để thực hiện công quản lý, phải làm công tác tư tưởng mà làm những việc tôi cho rằng không đúng chức năng, tôi cho rằng họ không đúng thẩm quyền làm điều đó hết sức đáng tiếc. Đừng nói đến chuyện nhận thức của người dân, nhận thức của cán bộ nhà mình còn chưa đến nơi đến chốn. Cái đó là sai”- ĐB Lưu Bình Nhưỡng nói.
Theo ĐB Lưu Bình Nhưỡng, gia đình người ta đã nói rất rõ, con cái người ta đã đóng góp ở nơi khác 3,5 triệu rồi cho nên miễn cho họ. “Tôi cho rằng, giải thích của gia đình nhà này cũng không chấp nhận đâu. Bởi vì, ở đâu có ở đó, anh sống ở đâu thì đóng góp ở đó. Ý của người ta là người ta không phải chây ì, không phải không đóng góp, không phải phản đối với chế độ chính sách ấy, tức là anh phải giải thích cho người ta rằng là các bác đóng ở đằng kia ở đây thôn mình”- ĐB Nhưỡng nói.
Tuy nhiên, ông Nhưỡng cho rằng “ngày thiêng liêng như vậy, anh ra chặn xe, chặn cô dâu chú rể cả một tiếng đồng hồ, tôi cho rằng hành vi này là vô cùng phản cảm”.
Vị đại biểu tỉnh Bến Tre cũng đặt câu hỏi “không biết họ coi đám cưới, đám ma, đám giỗ của gia đình họ như thế nào để mà họ làm những việc như thế?’
“Xây dựng nông thôn mới ta làm rất nhiều, huy động các nguồn lực để làm. Thực hiện các biện pháp nào, giám sát như thế nào để sử dụng được tất cả các nguồn lực là vô cùng quan trọng. Chỗ này phải cần công khai, minh bạch, có chính sách rõ ràng. Phương pháp xử lý, nếu quản lý nhà nước thì phải tính toán.
"Không thể lẫn lộn giữa biện pháp quản lý xã hội và quản lý nhà nước. Anh không thể tự cho anh cái quyền mà có thể muốn chặn ai, bắt ai bất kỳ lúc nào”- ĐB Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.
Cần xem xét trách nhiệm
ĐB Nhưỡng cho rằng các cơ quan chức năng cần xem xét trách nhiệm cán bộ đã thực hiện hành vi sai phạm nếu chúng ta đối chiếu với các quy định chung. Tùy tính chất mức độ để  xử lý.
Trả lời câu hỏi, qua vụ việc như vừa rồi, làm thế nào để ngăn chặn các hành vi kiểu “cường hào” mới của nông thôn, ĐB Lưu Bình Nhưỡng cho rằng: Thực ra mà nói, nói cường hào hơi quá, nhưng “tôi cho rằng đây là hành vi phản cảm, thứ nữa làm mất đi ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới. Chúng ta xây dựng nông thôn mới mà những người lãnh đạo ở những vùng nông thôn mới ấy không phải là con người mới. Hành vi của họ không phải của lãnh đạo vùng nông thôn mới. Đó là hành vi hơi hạ đẳng, một cán bộ của Đảng (Bí thư chi bộ, trưởng thôn) đi làm một việc hô hào mọi người ra chặn xe để thu tiền. Cái đó không đúng”- ông Nhưỡng cho biết.
Thẳng thắn bày tỏ quan điểm, ĐB Nhưỡng khẳng định hành vi đó là vi phạm pháp luật, “anh cản trở giao thông. Anh cường đoạt, chứ không chỉ là anh thu tiền đâu. Anh cưỡng đoạt tài sản của người khác. Nếu anh thu tiền được rồi, hành vi là hoàn thành tội cưỡng đoạt. Nếu cao hơn đây là cướp, anh trấn lột”.
“Đề nghị cơ quan có thẩm quyền, cơ quan chuyên môn phải vào cuộc xem xét phân tích đánh giá hành vi đó, để làm bài học chung, giáo dục chung đồng thời chúng ta cũng phải thực hiện việc  xử lý cho nghiêm để đảm bảo cho việc xây dựng NTM như ủy  viên Ủy ban Thường vụ QH Phan Xuân Dũng nói “ làm sao ở đó vẫn còn tiếng chim hót, còn tình cảm thôn quê, phải để cho vẫn còn ấm áp tình người, tình làng nghĩa xóm” chứ không phải xây dựng NTM để chúng ta vì câu chuyện, vì khoản tiền đóng góp để chúng ta đi  cưỡng đoạt nhau”- ĐB Nhưỡng nêu.
Để ngăn chặn tình trạng này, ĐB Bình Nhưỡng cho rằng phải có sự chỉ đạo chung, Chính phủ phải giao cho Bộ Nông nghiệp có sự chỉ đạo địa phương làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng.
“Đảng và Nhà nước có đi xui địa phương với  cán bộ cơ sở làm động tác ấy đâu? Một mặt chúng ta rất thông cảm với cán bộ cơ sở khi họ chịu sức ép về các chỉ tiêu, nhưng ở đây chỉ  tiêu đó không phải thực hiện bằng mọi giá, việc xâm phạm vào quyền lợi ích  hợp pháp của bà con nông dân đặc biệt ở nông thôn có rất nhiều hộ gia đình vô cùng khó khăn. Mà anh lại sử dụng quyền nhà nước của mình làm những chuyện vượ quá thẩm quyền đấy, sự lạm quyền, lộng quyền ở địa phưng cần có sự giáo dục chỉ đạo ngay lập tức.
Đối với những  trường hợp này xử lý ngay và công khai… tức khắc các địa phương khác không dám làm như thế”-  ĐB Nhưỡng kiến nghị.     

Làn sóng di chuyển các nhà sản xuất khỏi Trung Quốc; Cải cách kiểu ‘Made in China’ – Mở nhưng không cởi

Hiện nay đang có làn sóng giới doanh nghiệp di chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc: cao cấp đến Mỹ, thấp cấp sang Việt Nam hoặc Ấn Độ.

Thành phố Thượng Hải (Ảnh: Pixabay)
Nhiều nhà sản xuất đang chuyển dần khỏi Trung Quốc

Thực tế, không chỉ có Adidas, Nike chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Campuchia, Việt Nam, hiện nay trong lĩnh vực hàng tiêu dùng cao cấp, General Electric đã chuyển sản xuất máy giặt, tủ lạnh và máy sưởi ấm từ Trung Quốc về bang Kentucky và gặt hái hiệu quả cao hơn.

Thông tin chỉ ra, sau khi trở lại nước Mỹ, giá thành nguyên liệu của máy nước nóng Geospring giảm 25%, thời gian lắp ráp nâng cao gấp 5 lần. Trước đó giá bán lẻ của loại máy này sản xuất ở Trung Quốc là 1.599 Đô la Mỹ (USD), hiện nay sản xuất ở Mỹ chỉ bán 1.299 USD. Năm 2009, vua sản phẩm nhà bếp cao cấp chuyển trở lại Mỹ, hiệu quả lưu thông sản phẩm (the logistics efficiency) nâng cao 15 lần, khi họ sản xuất ở Trung Quốc, thời gian giao hàng cho khách khoảng 30-60 ngày, sau khi chuyển về Mỹ chỉ cần có 2 ngày. Một nhà sản xuất dụng cụ nấu ăn cao cấp khác là All-Clad Metalcrafter cũng chuyển từ Trung Quốc sang Mỹ. Ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển từ Trung Quốc sang Mỹ. Nổi tiếng nhất là vào cuối năm ngoái, thủy tinh Fuyao đầu tư 600 triệu USD vào xây dựng nhà máy kính ôtô ở Ohio – Mỹ, là nhà máy sản xuất kính lớn nhất thế giới về ô tô, cũng là nhà đầu tư Trung Quốc lớn nhất trong lịch sử của bang này. Trả lời phỏng vấn, ông Chủ tịch Hội đồng quản trị Tào Đức Vượng cho biết: “Tổng hợp thuế của ngành công nghiệp sản xuất ở Trung Quốc cao hơn 35% so với Mỹ… Tóm lại, tổng lợi nhuận ở Mỹ cao hơn 40% ở Trung Quốc Đại Lục”.

Apple sẽ chuyển trọng tâm sản xuất sang Ấn Độ

Theo Reuters, các quan chức cao cấp của Chính phủ Ấn Độ cho biết, nhà lắp ráp điện thoại thông minh Wistron của Đài Loan đã nộp đơn xin mở rộng nhà máy ở Bangalore. Công ty điện tử Apple của Mỹ là một trong những khách hàng của Wistron. Các quan chức nhà nước bang Karnataka phía nam Ấn Độ chia sẻ với truyền thông nước ngoài rằng, Wistron yêu cầu họ sớm giải quyết đơn của hãng. Có hãng truyền thông nước ngoài cho rằng, Apple đang làm việc với Chính phủ Liên bang Ấn Độ để thảo luận về khả năng lắp ráp các sản phẩm ở Ấn Độ. Ấn Độ là một trong những thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, nhưng thị phần của Apple tại đây chưa đến 2%. Tháng 11/2015, tổng giám đốc của Wistron là Hoàng Bách Đoàn (Huang Baituan) đã ký hợp tác cùng Tập đoàn Optiemus của Ấn Độ, theo đó trong 5 năm tới sẽ hùn vốn 200 triệu USD thành lập nhà máy điện thoại thông minh ở Ấn Độ. “Wistron đã liên lạc với chúng tôi để tăng tốc độ cho một số thủ tục phê duyệt mở rộng các nhà máy hiện có”, một quan chức giấu tên nói, ông cho biết ông không được trao quyền nói công khai. Các quan chức cho biết, vẫn còn chưa biết vấn đề Apple có sản xuất sản phẩm ở Ấn Độ hay không, nhưng Wistron đang rất mong được mở rộng nhà máy “thật nhanh chóng”.

Trước Wistron, Foxconn đã sớm mở rộng dây chuyền sản xuất tại Ấn Độ. Mặc dù Foxconn có một nhà máy ở Ấn Độ, nhưng không sản xuất thiết bị của Apple, sản xuất chính của iPhone vẫn còn ở Trung Quốc Đại Lục. Nhưng Foxconn đã ám chỉ rằng, vấn đề gia tăng chi phí lao động ở Trung Quốc là một trong những lý do việc họ xây dựng ở Ấn Độ. Ngoài Ấn Độ, Foxconn cũng triển khai các dây chuyền sản xuất của họ ở Đông Nam Á. Các nhà cung cấp linh kiện iPhone không chọn Mỹ mà chọn Ấn Độ còn có một lý do, đó là địa lý. Bởi vì hiện nay chỉ có khu vực châu Á – Thái Bình Dương có chuỗi cung ứng iPhone hoàn chỉnh, trong khi khoảng cách từ Ấn Độ so với từ Mỹ thì gần hơn rất nhiều.

Thông tin từ sách “Lang Xianping nói: Hy vọng trong suy thoái”

Mỹ đã chuyển gang thép, dệt ra nước ngoài, giữ lại trong nước những ngành công nghiệp hàng đầu thế giới như sản xuất máy bay, thiết bị y tế, kỹ thuật sinh học, hàng không vũ trụ. Đức, Nhật Bản mất 20 năm để chuyển các ngành công nghiệp như dệt may, trang phục ra nước ngoài, giữ lại sản xuất ô tô, máy móc tinh vi, ngành công nghiệp điện tử.

Dù ngày nay, các lĩnh vực như phụ tùng quang học, máy móc tinh vi do Đức, Nhật Bản chế tạo ngang hàng với Mỹ, nhưng ô tô của Đức, Nhật Bản vẫn tiêu thụ trên toàn thế giới, một nước thì chiếm lĩnh ở loại cấp cao, một nước thì chiếm lĩnh ở loại cấp trung và thấp. Bốn con rồng nhỏ châu Á cũng mất 20 năm để chuyển những ngành sản xuất thấp cấp ra nước ngoài, họ cũng có tuyệt chiêu riêng: Hồng Kông – Trung Quốc là tài chính và du lịch; Singapore ngoài hai lĩnh vực này còn có nhà máy đóng tàu và công nghiệp hóa dầu; Đài Loan thì đáng chú ý là cơ sở sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới, trong mỗi máy tính trên thế giới đều có sản phẩm được Đài Loan chế tạo, sản phẩm quang học Đài Loan đủ năng lực cạnh tranh với Nhật Bản, thiết kế IC của MediaTek cũng hàng đầu thế giới, có thể cạnh tranh với Qualcomm, Samsung; còn Hàn Quốc khỏi phải nói, các sản phẩm điện tử tiêu dùng đã vượt Nhật Bản, những ngành khác như đóng tàu, bán dẫn, màn hình LCD đều đứng đầu thế giới.

Tấn Phát

(Trí Thức)

Cải cách kiểu ‘Made in China’ – Mở nhưng không cởi

Ông Tập Cận Bình cam kết mở cửa, nhưng vẫn siết kiểm duyệt internet (Ảnh: Greg Baker/AFP — Getty Images)
Chỉ vài ngày sau khi được Tổng thống Trump ví với một hoàng đế, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhắc lại cam kết của ông về cải cách trong khi gặp gỡ một nhóm các nhà lãnh đạo doanh nghiệp giàu có và nhiều ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc.
Cam kết mở cửa
Phát biểu tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh trong một sự kiện được truyền hình quốc gia, ông Tập đã đề cập đến các chủ đề như toàn cầu hóa, đổi mới và mối quan hệ của Trung Quốc với Mỹ trong một cuộc họp của các nhà điều hành bao gồm các CEO nổi tiếng như Tim Cook (Apple), Stephen Schwarzman (Quỹ Blackstone), và Mark Zuckerberg (Facebook).
Theo New York Times (NYT), Đây là một trong những lần xuất hiện trước công chúng đầu tiên của ông Tập với người nước ngoài kể từ khi Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa ông lên một tầm cao mới ngang với Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.
Sự kiện này diễn ra chỉ 1 tuần trước khi ông Trump có chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc. Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã sử dụng các hội nghị thượng đỉnh trong quá khứ để thúc đẩy kinh tế và ảnh hưởng của nền kinh tế nước này với các công ty Mỹ trước các cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Mỹ và các nhà ngoại giao. Ví dụ, trong một chuyến công du vào năm 2015, ông Tập đã dừng lại ở Seattle để thăm các giám đốc công nghệ của Mỹ trước khi tới Washington để gặp Tổng thống Barack Obama.
Theo NYT, ông Tập đã sử dụng các nhận xét của mình để quảng bá hình ảnh như một nhà lãnh đạo tiếp bước nhà cải cách họ Đặng như một nhà cải cách kinh tế và bảo vệ thương mại toàn cầu.
“Trung Quốc đang tiến bước sâu rộng trong cải cách với sự quyết tâm và sức mạnh chưa từng có. Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục ban hành một loạt biện pháp để mở cửa hơn nữa”, ông Tập nói.
Mở nhưng không cởi?
Tuy nhiên, theo NYT, các nhà đầu tư quốc tế và các nhóm kinh doanh ngày càng tỏ ra hoài nghi về cam kết của ông Tập đối với việc mở cửa nền kinh tế Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt các hạn chế về internet và công nghệ tiên tiến, do lo ngại các công nghệ và công ty nước ngoài có thể làm tổn hại đến an ninh của đất nước.
Và ngay cả khi ông Tập nhắc lại cam kết cải cách, ông nhấn mạnh rằng chủ quyền và an ninh của Trung Quốc là điều tối quan trọng. “Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của mình, đồng thời tuân thủ chính sách quốc gia cơ bản của việc mở cửa”, ông nói.
Trong một động thái khác theo mở mà không cởi, chính phủ Trung Quốc hôm thứ Hai 30/10 đã công bố các quy tắc mới nhằm hạn chế báo chí trực tuyến, đính kèm một danh sách đen cho các nhà báo phạm lỗi.
Đối với các giám đốc điều hành tham dự sự kiện hôm 30/10, các hạn chế đang ảnh hưởng trực tiếp. Facebook vẫn bị chặn ở Trung Quốc bất chấp những nỗ lực vận động hành lang của công ty. Apple cho biết trong năm nay họ sẽ xây dựng một trung tâm dữ liệu trong nước để phù hợp với luật an ninh không gian mạng mới của Trung Quốc.
Những động thái của Bắc Kinh đã thúc đẩy áp lực kêu gọi Washington tăng cường kiểm tra các công ty Trung Quốc muốn kinh doanh tại Mỹ hoặc mua các công ty công nghệ của Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những vấn đề như vậy sẽ không được giải quyết trong cuộc họp sắp tới giữa ông Trump và ông Tập.
Trung Dung

Tài sản của ông Phạm Sỹ Quý đang thách thức quyết tâm chống tham nhũng của Đảng; "Luật không quy định truy nguồn gốc tài sản vợ chồng ông Quý"

Tài sản của ông Phạm Sỹ Quý đang thách thức quyết tâm chống tham nhũng của Đảng

XUÂN QUANG

(GDVN) - Nếu không có điều gì mờ ám, thì sao ông Phạm Sỹ Quý kê khai thiếu 7.905 m2 đất ở; hơn 27.500 m2 đất nông nghiệp do vợ đứng tên?
Không kiểm tra nguồn gốc tài sản ông Quý là thiếu sót 
Kết luận của Thanh tra Chính phủ mới đây khẳng định rằng, ông Phạm Sỹ Quý - nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái có nhiều vi phạm trong việc kê khai tài sản, vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng.
Theo đó, năm 2016 ông Phạm Sỹ Quý kê khai thiếu 7.905 m2 đất ở; hơn 27.500 m2 đất nông nghiệp do vợ đứng tên; không kê khai 1 căn nhà diện tích xây dựng 600 m2;
Không kê khai tiền vay ngân hàng hơn 9,1 tỷ đồng và nợ bạn bè 60 cây vàng.
Khu dinh thự của ông Phạm Sỹ Quý. Ảnh của Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.
Ông Phạm Sỹ Quý kê khai tổng thu nhập trong năm 2016 quy đổi thành tiền Việt Nam tăng 1 tỷ đồng và đang sở hữu nhiều đất đai, trang trại, chung cư cao cấp ở Hà Nội và một ô tô Camry.
Cụ thể, gia đình ông Quý đang sở hữu nhà thứ nhất tại Tổ 51 phường Minh Tân (công trình cấp 3) có diện tích xây dựng 600 m2 và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Nhà thứ hai tại khu chung cư Mandarin Garden (đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) rộng trên 130 m2 với giá trị tại thời điểm xây dựng là 2,5 tỷ đồng và đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Ngoài ra, gia đình ông Quý có nhà tạm diện tích xây dựng 150m2, giá trị 200 triệu đồng; sở hữu mảnh đất 1.000m2 trị giá 500 triệu đồng; trang trại diện tích 2 ha giá trị 1 tỷ đồng và đang sử dụng một ô tô Camry.

Có dấu hiệu hình sự trong vụ việc ông Phạm Sỹ Quý

Ông Phạm Sỹ Quý kê khai, tổng thu nhập trong năm 2016 quy đổi thành tiền Việt Nam tăng 1 tỷ đồng và đây là thu nhập các nguồn từ trang trại được nhận thừa kế từ bố mẹ năm 2016.
Trước đó, năm 2014, qua đối chiếu với bản kê khai tài sản thu nhập của ông Quý, đoàn thanh tra phát hiện ông này đã không kê khai 1.200 m2 đất ở; 59.500 m2 đất nông nghiệp do vợ đứng tên; không kê khai vay ngân hàng 3,8 tỷ đồng.
Năm 2015, qua thanh tra, đối chiếu với bản kê khai tài sản thu nhập của ông Quý ghi ngày 26/12/2015, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, ông Quý đã không kê khai 13.111 m2 đất ở, 41.500 m2 đất nông nghiệp do bà Huệ đứng tên. Ngoài ra, ông cũng không kê khai khoản 6,3 tỷ đồng vay ngân hàng và tiền vay bố vợ là 1,9 tỷ đồng.
Từ những số liệu trên có thể thấy, rất nhiều tài sản của vợ chồng ông Quý được hình thành sau năm 2012 (thời điểm bổ sung quy định về công khai bản kê khai tài sản thu nhập và giải trình nguồn gốc tài sản), không được vợ chồng ông Quý kê khai theo đúng quy định.
Theo Điều 46b Luật Phòng chống tham nhũng năm 2012, người có nghĩa vụ kê khai phải giải trình nguồn gốc phần tài sản tăng thêm không chỉ đối với tài sản của bản thân mình mà còn đối với tài sản của vợ, con chưa thành niên.
Phần “tăng thêm” phải giải trình chỉ là phần “tăng thêm” so với kỳ kê khai trước đó.
Khi có căn cứ cho rằng việc giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm không hợp lý thì coi là một trong những cơ sở để tiến hành xác minh tài sản.
Như vậy, chiếu theo luật này, vợ chồng ông Quý phải có trách nhiệm giải trình nguồn gốc số tài sản tăng thêm, trong đó có cả phần tài sản kê khai thiếu (hàng chục nghìn m2 đất) trong nhiều năm.
Thậm chí theo luật này, cơ quan có thẩm quyền hoàn toàn có thể truy vấn, xác minh nguồn gốc khối tài sản của hàng nghìn m2 đất, nhà kê khai thiếu của vợ chồng ông Quý, theo quy định về công khai bản kê khai tài sản thu nhập và giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm.
Bởi lẽ, hàng chục nghìn m2 đất, nhà kê khai thiếu nói trên (có thể hiểu là tài sản tăng thêm nhưng không được kê khai) không những không được giải trình rõ ràng mà có thể được coi là tài sản tăng thêm có dấu hiệu không minh bạch.
Đặt câu hỏi ngược lại, nếu không có điều gì mờ ám, thì sao ông Phạm Sỹ Quý kê khai thiếu 7.905 m2 đất ở; hơn 27.500 m2 đất nông nghiệp do vợ đứng tên?
Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề nguồn gốc tài sản của vợ chồng ông Phạm Sỹ Quý đang sở hữu và phần tài sản tăng thêm (có cả tài sản kê khai thiếu) chưa được làm rõ trong kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Hay nói cách khác, cơ quan có thẩm quyền mới chỉ đề cập tới việc ông Quý vi phạm trong việc kê khai tài sản chứ chưa hề thực hiện truy vấn, kiểm tra nguồn gốc tài sản của vợ chồng cán bộ này theo luật định. 
Tổ chức quản lý cán bộ thiếu trách nhiệm
Nhận định về việc cơ quan thẩm quyền xử lý vi phạm đối với ông Phạm Sỹ Quý, ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, việc cho thôi chức vụ Giám đốc Sở Tài nguyên đối với ông Phạm Sỹ Quý là điều hợp lý.
"Nếu cơ quan có thẩm quyền đưa ra hình thức kỷ luật cảnh cáo về mặt chính quyền đối với cán bộ, thì đi kèm với đó là việc cho thôi chức vụ đối với người vi phạm.
Trong trường hợp này, ông Quý từ chức Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chuyển sang Phó Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh (tương đương Phó Giám đốc cấp Sở) là hình thức hạ chức vụ cán bộ thì đúng hơn chứ không phải cách chức.
Trường hợp cán bộ vi phạm nghiêm trọng, có dấu hiệu hình sự thì phải truy tố", ông Phúc nói rõ.
Ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Ảnh Hoàng Lực.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho rằng, những vi phạm của ông Quý nói trên, trong đó có việc kê khai tài sản có trách nhiệm của tổ chức quản lý cán bộ.
"Ngày xưa khi cha ông ta tiến cử người làm quan, nếu người được tiến cử có vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ thì người tiến cử vẫn bị kỷ luật và chịu trách nhiệm.
Tôi cho rằng, những vi phạm của cán bộ trong vụ việc này có trách nhiệm của cấp quản lý trong việc kiểm tra, giám sát tài sản cán bộ từ khi họ có tài sản cho tới khi khối tài sản có sự biến động (tăng).
Việc quản lý cán bộ chưa tốt dẫn tới việc nhiều người có dấu hiệu vi phạm cách đây khá lâu nhưng tới nay mới được phát hiện. Đó còn là sự thiếu trách nhiệm của tổ chức đối với cán bộ do mình quản lý.

Một lần nữa, chúc mừng ông Phạm Sỹ Quý

Trường hợp nếu tài sản cán bộ có được có dấu hiệu tham nhũng, ăn cắp, bớt xén ngân quỹ thì cơ quan điều tra cần vào cuộc làm rõ", ông Phúc nói.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị, cơ quan có thẩm quyền cần nâng cao trách nhiệm của cấp quản lý trong việc kiểm tra, phát hiện kịp thời dấu hiệu vi phạm của cán bộ để tránh gây thất thoát về tài sản do tham nhũng.
"Không thể để tiền mất, tật mang. Tiền mất, người cũng mất thì làm được gì? Nó không đúng với mục đích trong việc phòng chống tham nhũng trong đó có việc giáo dục, răn đe cán bộ vi phạm và thu hồi tài sản do tham nhũng", ông Phúc cho hay.

"Luật không quy định truy nguồn gốc tài sản vợ chồng ông Quý"

XUÂN QUANG

(GDVN) - "Trong nội dung thanh tra không có việc xác minh tài sản của vợ chồng ông Quý và luật cũng không quy định việc này", Cục trưởng Đạt cho hay.
Vì sao không truy nguồn gốc tài sản vợ chồng ông Quý?  
Hôm 23/10, Thanh tra Chính phủ đã chính thức công bố kết luận thanh tra liên quan khu đất tại tổ 42, tổ 52 phường Minh Tân, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái đứng tên bà Hoàng Thị Huệ là vợ ông Phạm Sỹ Quý.
Cơ quan này đã kiến nghị:
"Tổ chức kiểm điểm, đề nghị có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với ông Phạm Sỹ Quý về vi phạm trong việc kê khai tài sản thu nhập; vi phạm quy định tại khoản 4, Điều 37 Luật Phòng, chống tham nhũng với vai trò của người đứng đầu Sở Tài nguyên và Môi trường".
Về cơ bản, kết luận thanh tra đã chỉ rõ những vi phạm liên quan tới ông Phạm Sỹ Quý và bà Hoàng Thị Huệ (vợ ông Quý).
Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt, ảnh: Báo Công an Nhân dân.
Tuy nhiên, điều mà dư luận quan tâm hơn cả là việc xác định nguồn gốc khối tài sản lớn mà vợ chồng ông Quý đang sở hữu thì vẫn chưa được làm rõ.
Mặt khác, chức vụ Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái do cấp Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái quản lý. Như vậy, cơ quan này có trách nhiệm gì trước những vi phạm của đảng viên? 
Trả lời những thắc mắc trên của dư luận xung quanh những vi phạm của ông Quý vừa được cơ quan thanh tra kết luận, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho rằng, ngoài xử lý về mặt chính quyền, những vi phạm của cán bộ này có thể xem xét, xử lý cả về mặt đảng.
"Trước những vi phạm trên, Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái cần xem xét xử lý những vấn đề có dấu hiệu vi phạm về mặt đảng của ông Quý.
Trong trường hợp này, Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái có thể căn cứ vào những vi phạm về mặt chính quyền để xử lý ông Quý về mặt đảng", ông Đạt nói.
Cục trưởng Cục Chống tham nhũng cũng cho rằng, Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái không liên quan tới những vi phạm của ông Quý.

Vợ chồng ông Phạm Sỹ Quý làm gì mà có lắm tài sản thế?

"Không thể quy kết Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái có trách nhiệm trước những vi phạm của ông Phạm Sỹ Quý.
Người nào vi phạm thì người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật", ông Đạt nói. 
Một nghi vấn khác cần được làm rõ chính là việc, bà Hoàng Thị Huệ (vợ ông Quý) chỉ là giáo viên bình thường nhưng đứng tên rất nhiều tài sản.
Bà này cũng nhận được sự "ưu ái" của cơ quan có thẩm quyền trong việc chuyển hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp sang đất ở không đúng quy định. Vì sao lại có chuyện như vậy?
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan tới việc truy nguồn gốc tài sản của vợ chồng ông Phạm Sỹ Quý, ông Đạt cho rằng, việc này rất khó thực hiện và không nằm trong nội dung thanh tra của cơ quan có thẩm quyền.
"Tất cả những tài sản của ông Quý và vợ đều có giải trình.
Chúng tôi không đi sâu vào việc xác định nguồn gốc tài sản của vợ chồng ông Quý do đâu mà có.
Luật không quy định việc truy nguồn gốc tài sản của người ta.
Làm sao mà truy được tài sản của họ nếu tài sản đó được người thân cho, tặng?
Việc truy nguồn gốc tài sản của cán bộ chỉ thực hiện được khi tài sản đó có dấu hiệu tham nhũng, lừa đảo... 
Còn việc người ta vay ngân hàng làm nhà, thì mình cũng chỉ xác nhận khoản tiền đó là vay ngân hàng thôi. Trong nội dung thanh tra không có việc xác minh nguồn gốc tài sản của vợ chồng ông Quý.
Chúng tôi chỉ căn cứ vào tài sản của vợ chồng ông Quý kê khai không trung thực để làm rõ vi phạm và đề nghị xử lý", ông Đạt cho hay.
Tuyên bố "nếu làm sai tôi sẽ từ chức" của ông Phạm Sỹ Quý
Kết luận của Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, vi phạm của ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái là nghiêm trọng đến mức phải thi hành kỷ luật một cách nghiêm minh.
Khu đất của gia đình ông Quý, với những công trình mà nhiều dân địa phương phải trầm trồ, khen ngợi. Ảnh Hải Ninh.
Trước đó, phát biểu trên một số tờ báo, ông Quý mạnh bạo tuyên bố rằng: "Nếu làm sai tôi sẽ từ chức".
Vậy ông Quý có còn xứng đáng với cương vị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái trước những vi phạm nói trên và cũng bởi những tuyên bố hùng hồn trước đây của mình?
Về việc này, Cục trưởng Đạt không đưa ra bình luận. Tuy nhiên, ông Đạt cho rằng, việc xử lý vi phạm của ông Quý cần căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành.
"Hội đồng kỷ luật do tỉnh thành lập sẽ căn cứ mức độ sai phạm của ông Quý, chiếu theo các điều khoản theo quy định của pháp luật để đưa ra hình thức xử lý nghiêm túc, nghiêm minh.
Chúng tôi chỉ có quyền đề nghị cấp có thẩm quyền làm rõ trách nhiệm, xử lý vi phạm do họ gây ra chứ không tham gia vào công tác xử lý cán bộ", ông Đạt nói.
Một số ý kiến khác nhận định rằng, ông Phạm Sỹ Quý là em trai bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, do vậy việc xử lý vi phạm của cán bộ này khó được thực hiện một cách khách quan.
Về chuyện này, ông Đạt nhận định: cơ quan có thẩm quyền cần xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật trước những vi phạm của ông Quý.

Chậm công khai kết quả thanh tra "biệt phủ Yên Bái" là để làm cho chắc

"Cái này phải xử lý theo luật chứ làm sao nương nhẹ được?
Việc kỷ luật cán bộ phải lấy ý kiến của cả một Hội đồng, chứ đâu phải một người là có thể quyết định được việc kỷ luật cán bộ đâu", ông Đạt nói.
Cục trưởng Cục chống tham nhũng cũng khẳng định:
Cơ quan Thanh tra không chịu bất cứ áp lực bên ngoài nào và cũng không có ai tác động, tạo áp lực cho Cục Chống tham nhũng khi thực hiện thanh tra vụ việc.
"Chỉ có luật pháp tạo áp lực cho chúng tôi phải thực hiện cho đúng chức năng, nhiệm vụ và đúng các quy định của luật.
Chỉ có một cá nhân nhưng cơ quan thanh tra chỉ ra tới mười mấy sai phạm thì không phải chuyện đơn giản đâu. Điều đó để cho thấy, việc thanh tra được thực hiện nghiêm túc, khách quan", ông Đạt cho biết.
(còn nữa)
XUÂN QUANG
XUÂN QUANG