Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

Ông Đinh La Thăng khai gì trước tòa chiều nay; Ông Đinh La Thăng: Bản chất sự việc không hoàn toàn như kết luận điều tra

10/01/2018  18:16 GMT+7

 - Chiều nay, phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 đồng phạm tiếp tục với phần thẩm vấn của các luật sư.
Trả lời thẩm vấn của luật sư, bị cáo Đinh La Thăng khai: Khi quyết định, PVPower là chủ đầu tư, HĐTV đã giao cho Ban TGĐ chỉ đạo triển khai theo đúng quy định của pháp luật, và việc triển khai này, TGĐ đã phân công cho các Phó TGĐ thực hiện. HĐTV chỉ chịu trách nhiệm về chủ trương, đường lối.
Theo ông Thăng, HĐTV có được báo cáo của TGĐ PVPower là đã đầy đủ các điều kiện để ký hợp đồng EPC số 33.
Chỉ khi làm việc với CQĐT, ông Thăng mới biết hợp đồng 33 chưa đủ điều kiện. HĐTV và Chủ tịch HĐTV không có thẩm quyền chỉ đạo ký hợp đồng, đàm phán nên không thể biết.
Luật sư đặt câu hỏi với ông Đinh La Thăng: Sáng nay, đại diện PVPower khẳng định, việc ký hợp đồng EPC 33 chỉ nhằm mục đích duy nhất để khởi công dự án. Vậy để khởi công dự án quy mô như thế này có buộc phải ký hợp đồng 33 không?
Bị cáo Thăng trả lời: Để khởi công dự án theo quy định của pháp luật, có nhiều điều phải làm, trong đó, ký hợp đồng để triển khai các công việc.
Theo lời ông Thăng, ông chỉ được báo cáo bằng văn bản khẳng định tất cả điều kiện để khởi công đều đầy đủ. "Bị cáo chưa hề nhận được bất cứ văn bản nào, cũng như báo cáo trực tiếp của lãnh đạo PVPower là chưa đủ điều kiện khởi công...", lời ông Thăng.
Trả lời câu hỏi: Việc PVPower đề nghị khởi công ngày 1/3 nhưng trong điều kiện hợp đồng họ ký chưa có hiệu lực, theo quan điểm cá nhân bị cáo là đúng hay sai, ông Thăng trả lời: Bị cáo không biết đúng sai mà được báo cáo bằng văn bản đã đầy đủ điều kiện khởi công. Việc đúng hay sai mà đại diện PVPower nêu thì tôi tôn trọng quyền trả lời của họ.
Đinh La Thăng,Trịnh Xuân Thanh,Vũ Đức Thuận,Xét xử Đinh La Thăng,xét xử Trịnh Xuân Thanh
Ảnh: TTXVN
Trước đó, vào sáng cùng ngày, ông Vũ Huy Quang (nguyên Tổng giám đốc PVPower) khai, trước khi ký hợp đồng, PVPower đã báo cáo Tập đoàn bằng 3 văn bản, nêu các vấn đề khó khăn, thời gian hoàn thành thủ tục theo pháp lý phải mất 6 tháng và chỉ ký được vào giữa tháng 6/2011. Các văn bản đều liên tục nhắc lại như vậy, nhưng Tập đoàn vẫn chỉ đạo phải ký hợp đồng ngày 28/2/2011.
Vẫn theo lời khai của ông Đinh La Thăng, việc liên quan đến tạm ứng tiền không thuộc trách nhiệm của HĐTV và Chủ tịch HĐTV. Vì vậy, trong tất cả các văn bản đề nghị của PVPower cũng như đơn vị khác đưa lên thì 2 lần trước bị cáo không giải quyết do không thuộc trách nhiệm của HĐTV.
Lần thứ 3, bị cáo Thăng có nhận được văn bản, thấy có liên quan đến dự án nhiệt điện Thái Bình, có liên quan đến kỹ thuật là phần mà bị cáo Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó TGĐ PVN) phụ trách nên ông Thăng đã chuyển cho bị cáo Khánh.
Theo ông Thăng, nếu biết liên quan đến tiền, ông ta đã không chuyển cho bị cáo Khánh, vì theo phân công của TGĐ, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn mới là người phụ trách tài chính dự án.
Ông Thăng cho rằng, việc giải quyết tiền nong, tạm ứng là trách nhiệm của TGĐ phân công các Phó TGĐ, không thuộc trách nhiệm HĐTV. Bản thân bị cáo không có bất kỳ chỉ đạo nào về tạm ứng. Chỉ có một lần duy nhất bị cáo Thăng chỉ đạo bằng văn bản tại kết luận, theo đó yêu cầu giải quyết các kiến nghị của PVC, đồng ý tạm ứng. Sau này, khi vụ án xảy ra, ông Đinh La Thăng được biết, kết luận đó không được các cơ quan, đơn vị thực hiện.
Hình ảnh ngày thứ 3 xét xử Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm

Hình ảnh ngày thứ 3 xét xử Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm

Một số hình ảnh trong ngày thứ ba xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm.
Hình ảnh ngày xét xử thứ hai ông Đinh La Thăng và đồng phạm

Hình ảnh ngày xét xử thứ hai ông Đinh La Thăng và đồng phạm

Hình ảnh trong ngày thứ hai xét xử sơ thẩm bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm.
Hình ảnh bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh tại tòa

Hình ảnh bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh tại tòa

TAND TP Hà Nội ngày 8/1 đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 bị cáo.
Hình ảnh ngày đầu tiên xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm

Hình ảnh ngày đầu tiên xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm

Hình ảnh trong ngày đầu tiên xét xử sơ thẩm bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm.
T.Nhung

Bị tăng huyết áp, ông Đinh La Thăng từ chối trả lời luật sư


Cuối buổi xét xử ngày 10/1, cho biết mình bị tăng huyết áp, ông Đinh La Thăng từ chối trả lời luật sư.
Phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm ngày 10/1 kết thúc muộn. Hơn 18h, HĐXX vẫn dành thời gian cho luật sư tiếp tục thẩm vấn các bị cáo.
Trước câu hỏi của một luật sư, ông Đinh La Thăng cho biết, từ khi bị bắt, huyết áp ông thường xuyên tăng cao. Hôm nay luật sư đặt câu hỏi với quá nhiều con số, khiến ông Đinh La Thăng không thể nhớ hết để trả lời được. Hơn nữa, luật sư nói quá to, khiến ông Thăng không thể tiếp thu được. Ông từ chối trả lời luật sư.
Đinh La Thăng,Trịnh Xuân Thanh,xét xử Đinh La Thăng,vụ án Trịnh Xuân Thanh,Tham nhũng,tham ô
Ông Đinh La Thăng trong ngày đầu xét xử.
Theo cáo buộc, trong quá trình thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐTV PVN) có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký Hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định.
Ông Thăng còn chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban QLDA căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng cho PVC để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích không đưa vào Dự án NMNĐ Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 119 tỷ đồng.
Hành vi nêu trên của ông Đinh La Thăng phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại khoản 3 Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999.
Ông Đinh La Thăng khai gì trước tòa chiều nay

Ông Đinh La Thăng khai gì trước tòa chiều nay

Chiều nay, phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 đồng phạm tiếp tục với phần thẩm vấn của các luật sư.
Ông Đinh La Thăng hết lời ca ngợi thuộc cấp

Ông Đinh La Thăng hết lời ca ngợi thuộc cấp

Trả lời thẩm vấn của luật sư, ông Đinh La Thăng hết lời ca ngợi thuộc cấp.
Người liên quan nói về 'hợp đồng chết người' vụ Đinh La Thăng

Người liên quan nói về 'hợp đồng chết người' vụ Đinh La Thăng

Sáng nay, phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm tiếp tục với phần thẩm vấn của các luật sư.
Ông Đinh La Thăng: Có lúc bị cáo nôn nóng

Ông Đinh La Thăng: Có lúc bị cáo nôn nóng

Do sức ép tiến độ nên có lúc bị cáo nôn nóng, quá quyết liệt dẫn đến vi phạm quy trình, thủ tục - ông Đinh La Thăng khai trước tòa.
Lời khai về những túi đựng tiền tỷ vụ Đinh La Thăng

Lời khai về những túi đựng tiền tỷ vụ Đinh La Thăng

Tại tòa, nhân chứng Nguyễn Văn Kế (lái xe của bị cáo Nguyễn Anh Minh) khai về những túi tiền tỷ rút ra từ ngân hàng.
Lời khai của cấp dưới về chỉ đạo của ông Đinh La Thăng

Lời khai của cấp dưới về chỉ đạo của ông Đinh La Thăng

Cấp dưới của ông Đinh La Thăng khai: Bị cáo dùng từ “mệnh lệnh” vì chỉ đạo của ông Đinh La Thăng rất mạnh mẽ.
T.Nhung

Ông Đinh La Thăng: Bản chất sự việc không hoàn toàn như kết luận điều tra

Nói tôn trọng kết luận điều tra, từ chối nêu quan điểm về tội danh bị cáo buộc song ông Thăng đề nghị được xem xét sai phạm theo thực tế.



18h30, phiên tòa vẫn làm việc với phần luật sư hỏi các bị cáo. Ông Đinh La Thăng từ chối trả lời luật sư vì lý do sức khỏe. Ông nói mệt, từ hôm bị bắt huyết áp tăng, luôn trong tình trạng 165/90mmHg.
Trong khi đó, trả lời luật sư về số tiền bị cáo buộc tham ô 4 tỷ đồng, bị cáo Trịnh Xuân Thanh (cựu chủ tịch HĐQT PVC) khẳng định: "Tôi không tham ô".
Trong ngày làm việc hôm nay, hơn chục lần, các ông Thăng và Thanh bị gọi lên bục dành cho bị cáo để trả lời thẩm vấn. Từ chừng 7h sáng, hai ông và 15 người bị tạm giam được cảnh sát đưa tới toà án và nghỉ trưa luôn tại đây.
Điều tra viên: Lời khai của ông Thanh không đúng sự thật vụ án
Trước đó, trong phần xét hỏi vào đầu giờ chiều, để làm rõ vì sao cơ quan điều tra đề nghị áp dụng mức phạt nghiêm khắc với bị cáo  Thanh với lý do "trong quá trình điều tra khai báo không thành khẩn, bỏ trốn gây khó khăn, cản trở", HĐXX mời điều tra viên Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) tới tòa.
Luật sư Nguyễn Văn Quynh (bào chữa cho bị cáo Thanh) hỏi điều tra viên: "Cơ quan điều tra có bằng chứng gì để cho rằng bị cáo quanh co, không thành khẩn?". 
Khẳng định những lời khai của ông Thanh không đúng với sự thật của vụ án,điều tra viên đến từ C46 Bộ Công an giải thích: "Với chứng cứ và lời khai hai ngày hôm nay của các bị cáo khác đã thể hiện tương đối rõ ràng hành vi của bị cáo Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên, hồ sơ vụ án thể hiện Trịnh Xuân Thanh không xác nhận những nội dung này.".
Theo cáo trạng, khác với ông Thanh, VKSND Tối cao đánh giá ông Thăng trong quá trình điều tra đã thừa nhận có sai phạm trong việc chỉ đạo thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 với tư cách là người đứng đầu. Đánh giá ông Thăng có nhiều thành tích trong quá trình công tác, VKSND Tối cao đề nghị tòa xem xét tình tiết này khi quyết định hình phạt.

00:00| 01:13


Ông Đinh La Thăng: Tôi thực hiện tinh thần "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"
Trong phần thẩm vấn chiều nay, trước câu hỏi "nguồn tiền của PVN thế nào khi nhận làm Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2", ông Đinh La Thăng khai 30% vốn của Tập đoàn, 70% là vốn đi vay nước ngoài. Tuy nhiên, theo ông, phần vốn đi vay không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Thành viên mà thuộc về ban giám đốc. "Xin hỏi các tổng, phó tổng giám đốc", ông Thăng đề nghị.
"Nếu PVC không trả được nợ, làm ăn thua lỗ thì PVN có thiệt hại không?", luật sư nêu. Ông Thăng nói tùy theo mức độ vốn đầu tư của Tập đoàn vào công ty con. "Các công ty con thành viên hoạt động độc lập, chịu trách nhiệm độc lập trước pháp luật".
Khi bị hỏi về những quy kết mà kết luận điều tra và cáo trạng nêu, ông Thăng nói tôn trọng nhưng "có những việc bản chất không hoàn toàn như vậy". Ông xin xem xét sai phạm ở dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 theo thực tế và các văn bản quy phạm pháp luật.
Cho rằng ông Thăng ưu ái cho công ty con PVC do ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT, luật sư Thiệp hỏi: "Bị cáo có nhận thức được việc đó gây nguy hiểm cho xã hội không?". Ông Thăng giải thích việc chỉ định PVC là nhà thầu cho dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 là thực hiện theo tinh thần "người Việt Nam dùng hàng Việt Nam".
Ông Thăng nói trách nhiệm của công ty mẹ là lo cho các công ty con chứ không phải là ưu tiên. "Các công ty con có béo khỏe thì công ty mẹ mới béo khỏe được", ông giải thích thêm.
Luật sư Thiệp hỏi tiếp: "Có phải vì PVN đầu tư hàng trăm tỷ vào Oceanbank nên ngân hàng này mới ưu ái cho PVC vay vốn với lãi suất chỉ với hơn 5%?". Theo luật sư, mức lãi suất này thấp hơn lãi suất thị trường tới 18%.
Trước câu hỏi này, ông Thăng nói phải xem lại trong thỏa thuận ký với Oceanbank.
Ông Đinh La Thăng tại TAND Hà Nội. Ảnh: TTXVN
Ông Đinh La Thăng tại TAND Hà Nội. Ảnh: TTXVN
Các sếp PVN bị cáo buộc ưu ái PVC 
Theo cáo trạng, do đang gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư, ngày 17/8/2010, ông Trịnh Xuân Thanh (chủ tịch HĐQT PVC) ký công văn gửi PVN đề nghị xin vay vốn. Ngày 20/10/2010, PVN và Oceanbank ký Hợp đồng ủy thác số 9492/HĐ-DKVN có nội dung: Tập đoàn PVN ủy thác không truy đòi để Oceanbank cho  PVC vay vốn thực hiện thanh toán và bù đắp thanh toán các khoản đầu tư nhận chuyển nhượng... Tổng số tiền vay gần 800 tỷ đồng, lãi suất 5,5%/năm, thời hạn vay 12 tháng.
Ngoài ra tại thời điểm này, PVC đã đến hạn thanh toán vay 400 tỷ đồng đầu tư vào hai dự án khách sạn.
Để tạo điều kiện cho PVC trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ông Đinh La Thăng bị cáo buộc đã chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC của dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 có tổng vốn đầu tư sau thuế hơn 31.505 tỷ đồng (gần 1,7 tỷ USD).
Theo cơ quan điều tra, đến ngày 11/10/2011, PVC mới chính thức là Nhà thầu có tư cách pháp lý để thực hiện Hợp đồng tổng thầu EPC Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 do PVN làm chủ đầu tư, nhưng từ ngày 28/4/2011 đến ngày 12/7/2011, PVN đã làm các thủ tục chi tạm ứng cho PVC hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng.
Sau khi PVC nhận tiền tạm ứng, Trịnh Xuân Thanh và một số thuộc cấp đã sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trả các khoản gốc, lãi các khoản nợ, đầu tư, góp vốn vào các dự án, công trình, công ty khác mà không đưa vào dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Ngoài số tiền đã thu hồi được, khoản thiệt hại còn lại được xác định là trên 119 tỷ đồng.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) do nhà nước sở hữu. Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) có 46 đơn vị trực thuộc và PVN là cổ đông sáng lập chiếm hơn 54% vốn điều lệ.
Đinh La Thăng và đồng bọn được xét xử không vành móng ngựa

Bảo Hà - Phạm Dự




Bị cáo: Không thể quy trách nhiệm cá nhân trong vụ án tại PVN

Sáng nay, phủ nhận căn cứ tính thiệt hại, cựu phó tổng giám đốc Nguyễn Xuân Sơn cho rằng trách nhiệm không chỉ của riêng người nào.


Ngày 10/1, phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 bị cáo trong vụ đại án xảy ra tại PVN và PVC khi triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 tiếp tục làm việc với phần đặt câu hỏi của các luật sư. 
Ông Thăng mặc áo khoác sẫm màu với áo sơ mi và áo len bên trong. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh mặc áo khoác sáng màu, sắc mặt tươi tỉnh hơn hôm qua, nhìn quanh khắp phòng xử án.
Ông Đinh La Thăng tại tòa trong sáng 10/1. Ảnh: VietnamPlus
Ông Đinh La Thăng tại tòa trong sáng 10/1. Ảnh: TTXVN
Thiệt hại tính thế nào?
Khi đề nghị được hỏi bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (cựu phó tổng giám đốc PVN), luật sư Phạm Công Hùng (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Quốc Khánh và Lương Văn Hòa) giải thích ông Sơn phụ trách tài chính nên có thể giải đáp các vướng mắc. Luật sư thông báo với ông Sơn có hai nội dung trong giám định được trưng cầu gồm: giám định hành vi sai phạm và giám định thiệt hại.
"Bản giám định áp dụng điều 72 Luật Doanh nghiệp quy định quyền của giám đốc, tổng giám đốc thì có phải là căn cứ tính thiệt hại?", luật sư hỏi. Ông Sơn đáp: "Không phải là căn cứ". Ông Hùng tiếp tục: "Bản giám định căn cứ khoản 5 Nghị định 142 quy định việc sử dụng vốn phải đúng quy định pháp luật, đó có phải căn cứ tính ra con số thiệt hại". Cựu phó tổng giám đốc PVN nói ngắn gọn: "Không tính được".
Câu thứ ba, ông Hùng nói: "Bản giám định dẫn khoản 6 điều 17 Nghị định 48 về trường hợp tạm ứng và thu hồi thì có được coi là căn cứ để tính ra được giá trị thiệt hại không?". Lần nữa, ông Sơn đáp: "Không".
Khi luật sư nói bản giám định này chỉ xác định phạm vi chịu trách nhiệm của phó tổng giám đốc và kế toán trưởng mà không xác định đến thành tố khác, ông Sơn trả lời: "Nếu là trách nhiệm thì không chỉ riêng ai".
Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh với cùng câu hỏi đã nói "đồng ý với ý kiến của anh Sơn".
Ông Đinh La Thăng cũng trả lời: "Tôi hoàn toàn đồng tình với câu trả lời của bị cáo Sơn và Khánh".
Ai cũng nói không phải trách nhiệm của mình
Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh. Ảnh: TTXVN
Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh. Ảnh: TTXVN
Luật sư Hùng trong buổi sáng hôm nay dành hơn một tiếng để hỏi thân chủ là bị cáo Nguyễn Quốc Khánh - cựu phó tổng giám đốc PVN, xung quanh việc ký hợp đồng 33 tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Theo cáo buộc, đây là bản hợp đồng để căn cứ vào đó, PVN chuyển tiền tạm ứng cho PVC dẫn đến việc sử dụng sai mục đích, gây thiệt hại hơn 119 tỷ đồng.
Khi được hỏi về một văn bản chỉ đạo thực hiện hợp đồng, ông Khánh nói ngay: "Thẩm quyền phê duyệt thuộc về Hội đồng thành viên của PVN, tôi không có trách nhiệm gì".
Ông Khánh cũng phủ nhận vai trò của mình tại nhiều văn bản được nêu tại tòa. Riêng việc thanh lý hợp đồng 33, ông nói đó là việc bắt buộc phải làm để sau đó ký lại hợp đồng 4194. Trước mỗi câu hỏi thân chủ Khánh, luật sư Hùng đều dẫn giải khiến HĐXX nhắc nhở "không đọc lại".
Khi ông Hùng đáp "HĐXX nên bình tĩnh", thẩm phán Trương Việt Toàn nói "luật sư không cần nhắc nhở vì HĐXX chưa bao giờ thiếu bình tĩnh".
Trong phần trả lời tiếp theo với luật sư Nguyễn Hoài Linh, ông Khánh nói không được báo cáo gì về việc ký hợp đồng số 33, bởi việc này thực hiện theo nghị quyết của Hội đồng thành viên. Sau khi nhận tiền, ông Khánh mới biết hợp đồng này thiếu căn cứ. Ông Khánh nhận có chỉ đạo nội dung đàm phán tiền tạm ứng chứ không chỉ đạo tạm ứng 10% giá trị hợp đồng. Ông không nhận được công văn xin tạm ứng của PVC. 
Cựu kế toán trưởng PVN Ninh Văn Quỳnh sau đó khai ông Khánh không có chỉ đạo trực tiếp nào với mình. Ông Quỳnh căn cứ các công văn để thực hiện việc cấp vốn.
Cựu phó tổng giám đốc PVN Nguyễn Xuân Sơn cũng khai không biết về việc ký hợp đồng. Việc PVN cấp vốn là theo kế hoạch của Ban quản lý dự án.
Luật sư: "Tốt nhất là anh nói không trả lời cho nó nhanh"
Tiếp tục với phần hỏi giám định viên tài chính dang dở từ phiên xét xử chiều qua, luật sư Phạm Công Hùng muốn làm rõ cơ quan điều tra có yêu cầu giám định việc PVN chuyển tạm ứng hàng nghìn tỷ đồng cho PVC hay không?
Giám định viên cho hay bản giám định ông đưa ra là kết luận thành phần và thực hiện trên cơ sở trưng cầu giám định của cơ quan điều tra. Cơ sở, cách tính, thành phần tính đã gửi cơ quan điều tra, tòa án. Căn cứ vào đó, việc giám định thiệt hại số tiền tạm ứng, chi sai mục đích đã tính toán hợp lý, có tình có lý.
Cảm ơn và cho rằng câu trả lời rất "mở rộng", ông Hùng tiếp tục hỏi: "Theo giám định, sai phạm của các bị cáo có vi phạm về quản lý không? Có gây thiệt hại kinh tế từ hành vi vi phạm?". HĐXX ngắt lời và lưu ý giám định viên có quyền không trả lời. Giám định viên sau đó từ chối trả lời luật sư. Ông Hùng nói "không trả lời không sao". 
Sau đó với nhiều câu hỏi khác của ông, giám định viên đều nói đã có đầy đủ trong bản giám định. "Tốt nhất là anh nói không trả lời cho nó nhanh", ông Hùng nói và tỏ thái độ bất lực.
Trong phần hỏi giám định viên, ông Hùng liên tục bị HĐXX nhắc nhở.

00:00| 01:58
Cũng trong sáng nay, người có quyền và nghĩa vụ liên quan là ông Vũ Huy Quang, nguyên Tổng giám đốc PVPower, khai do bị tập đoàn ép tiến độ dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 nên hợp đồng 33 ký với mục tiêu để phục vụ việc khởi công, chứ không có căn cứ để thực hiện bất cứ hạng mục nào. Hợp đồng này cũng chỉ là nêu giá tạm tính dựa trên hợp đồng cũ... 
Trước câu hỏi của chủ tọa: "Hợp đồng như vậy thì có giá trị pháp lý không?", ông Quang nói "biết rõ không có giá trị pháp lý, không đúng vẫn ký". 
"Biết sai nhưng vẫn phải ký, đúng không?', chủ tọa thẩm vấn, ông Quang nói trước khi ký đã biết không đủ điều kiện nên báo cáo tập đoàn bằng ba văn bản nêu chi tiết các vấn đề. Theo đó, PVPower đề xuất ký vào tháng 6/2011 để có thêm thời gian chuẩn bị căn cứ pháp lý, song tập đoàn chỉ đạo ký trước ngày 28/2/2011. 
Theo ông Quang, trong một cuộc họp giữa ông Thăng với PVC và PVPower, ông nêu các khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuyển giao dự án (từ PVPower sang PVN) cùng quan điểm đây là hợp đồng cực kỳ thiếu sót cần ký lại. Ông Thăng sau đó yêu cầu Ban quản lý mới rà lại hợp đồng.
Bị cáo Phùng Đình Thực (cựu tổng giám đốc PVC) cũng nói không có chỉ đạo nào về việc ký hợp đồng. Trong bốn lần chuyển tiền tạm ứng cho PVC theo cáo trạng quy kết, ông Thực chỉ chỉ đạo một lần với nội dung "xem xét giải quyết phù hợp với hợp đồng". Ba lần còn lại, ông Thực khai không chỉ đạo nhưng PVN vẫn chuyển tiền tạm ứng cho PVC. Ông Thực cho rằng vai trò, vị trí của mình trong việc chuyển tiền là mờ nhạt.
Ngày 2/7/2010, PVN phê duyệt Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 do PVPower (thuộc PVN) làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư sau thuế hơn 31.505 tỷ đồng, tương đương gần 1,7 tỷ USD.
Ngày 28/2/2011, ông Vũ Huy Quang (Tổng giám đốc PVPower) và Vũ Đức Thuận (Tổng giám đốc PVC) ký Hợp đồng số 33/PVPOWER-PVC/2011/EPC (viết tắt Hợp đồng EPC số 33) về việc thiết kế, chế tạo, kiểm tra và thử nghiệm, cung cấp, đóng gói và vận chuyển, giao hàng...
Ngày 13/5/2011, PVN, PVPower và PVC đã ký Hợp đồng số 4194/HĐ-DKVN chuyển đổi chủ thể Hợp đồng EPC số 33. Theo đó chuyển chủ đầu tư dự án từ PVPower sang PVN.
Theo cơ quan điều tra, đến ngày 11/10/2011, PVC mới chính thức là Nhà thầu có tư cách pháp lý để thực hiện Hợp đồng tổng thầu EPC Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 do PVN làm chủ đầu tư, nhưng từ ngày 28/4/2011 đến ngày 12/7/2011, PVN đã làm các thủ tục chi tạm ứng cho PVC hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng.
Sau khi PVC nhận tiền tạm ứng, các bị can Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận, Nguyễn Ngọc Quý, Nguyễn Mạnh Tiến, Phạm Tiến Đạt và Trương Quốc Dũng đã sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng vào mục đích khác, không đưa vào dự án. Đến ngày 22/11/2017, nhà chức trách mới thu hồi được gần 1.100 tỷ đồng, thiệt hại hơn 119 tỷ đồng.
Bảo Hà

Thứ Tư, 10/01/2018 - 19:45

Ông Đinh La Thăng: Vốn rót vào nhiệt điện Thái Bình 2 không thuộc trách nhiệm Chủ tịch PVN

Dân trí Quá trình các luật sư xét hỏi nhằm làm rõ chi tiết vụ án, ông Đinh La Thăng luôn khẳng định, bản thân bị cáo tôn trọng kết luận điều tra và cáo trạng, tôn trọng quyền khai báo của các bị cáo khác đồng thời đề nghị HĐXX xem xét trên cơ sở quy định pháp luật.


Chiều 10/1, phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm tiếp tục với phần xét hỏi của các luật sư. Ông Đinh La Thăng được đặt nhiều câu hỏi nhằm làm rõ các nội dung liên quan đến hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Nói về việc 30% vốn rót vào dự án nhiệt điện Thái Bình 2 là của PVN, ông Đinh La Thăng giải thích, quy mô vốn như thế thuộc trách nhiệm của Tổng Giám đốc chứ không phải Hội đồng thành viên và Chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn.
Nói về việc 30% vốn rót vào dự án nhiệt điện Thái Bình 2 là của PVN, ông Đinh La Thăng giải thích, quy mô vốn như thế thuộc trách nhiệm của Tổng Giám đốc chứ không phải Hội đồng thành viên và Chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn.
“Liên quan đến công văn số 2126 xin ý kiến về việc ứng tiền cho PVC, bị cáo có nói chưa kịp đọc mà chuyển cho bị cáo Khánh giải quyết. Bị cáo Khánh là người phụ trách liên quan đến kỹ thuật chứ không phải phụ trách tài chính?” - luật sư đề nghị ông Thăng làm rõ.
Theo ông Thăng, trước đó, bị cáo đã khai báo đầy đủ. Các vấn đề liên quan tiền không thuộc trách nhiệm của HĐTV và Chủ tịch HĐTV.
“Trong các văn bản đưa lên của PVPower, 2 lần đầu, tập đoàn nhận văn bản nhưng không giải quyết, lần thứ 3 bị cáo đọc sơ qua có mấy dòng kỹ thuật nên chuyển bị cáo Khánh giải quyết, chứ đọc kỹ thấy liên quan tài chính thì đã không chuyển bị cáo Khánh” - ông Thăng trình bày.
Về các lời khai của bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN) và Vũ Hồng Chương (nguyên Trưởng Ban QLDA điện lực dầu khí Thái Bình 2) liên quan đến cuộc gặp trong phòng mình, bị cáo Đinh La Thăng cho biết, bị cáo tôn trọng quyền khai báo của các bị cáo khác.
Được hỏi về nguồn vốn cho dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, ông Thăng cho biết, 30% là vốn của PVN, còn lại đi vay. 30% vốn này, theo ông Thăng, thuộc trách nhiệm của Tổng Giám đốc và các Phó TGĐ PVN, không thuộc trách nhiệm của HĐTV và Chủ tịch HĐTV.
Luật sư đặt câu hỏi, trong trường hợp PVC không trả được nợ, làm ăn thua lỗ thì PVN có bị thiệt hại không? Theo bị cáo Thăng, trách nhiệm xác định tùy theo mức độ vốn đầu tư và đi vay.
“Doanh nghiệp Nhà nước có trách nhiệm bảo toàn vốn được Nhà nước giao. PVN là tập đoàn 100% vốn Nhà nước nên nhiệm vụ là bảo toàn, phát triển vốn, thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. PVN cũng phải là công cụ điều tiết kinh tế của Chính phủ, tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. Vì vậy, ngoài nhiệm vụ kinh doanh, PVN còn thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao.” - ông Đinh La Thăng trình bày và cho biết, ông tôn trọng kết luận điều tra và cáo trạng.
“Mong HĐXX xem xét trên tinh thần các văn bản quy phạm pháp luật. Có những điều là hiện tượng nhưng bản chất thì không hoàn toàn như vậy” - bị cáo Thăng nói.
Tiếp tục làm rõ việc chỉ định PVC làm tổng thầu, luật sư đặt câu hỏi, liệu hành vi “ưu ái” này có là trái pháp luật, có gây nguy hiểm cho xã hội không?
Bị cáo Thăng cho biết, PVN có nhiều công ty con. PVN xin chủ trương, cơ chế đẩy nhanh dịch vụ. PVN có nhiều công ty con làm dịch vụ và với trách nhiệm là công ty mẹ, PVN phải chăm lo cho công ty con chứ không phải ưu tiên.
Tiến Nguyên

Bản hợp đồng “định mệnh” đẩy ông Đinh La Thăng cùng thuộc cấp vào vòng lao lí

Dân trí Cơ quan tố tụng cáo buộc, hợp đồng EPC số 33 được lập và kí không đúng pháp luật nhưng vẫn được PVN chuyển tiền, sau đó số tiền trên được sử dụng sai mục đích gây thiệt hại cho nhà nước gần 120 tỉ đồng, từ đó đẩy ông Đinh La Thăng cùng 21 thuộc cấp vào vòng lao lí như ngày hôm nay.
 >> Ông Đinh La Thăng: "Bị cáo từng nói, nếu dự án không giảm 100 triệu USD sẽ từ chức"
 >> Ông Đinh La Thăng luôn nhận trách nhiệm người đứng đầu
 >> Ông Đinh La Thăng: “Tôi không biết, sang tuần các ông phải chuyển tiền cho PVC”


“Bản hợp đồng định mệnh” có nội dung gì sai?
Sáng nay, 10/1, HĐXX TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên toà xét xử bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và 21 bị cáo.

Bản hợp đồng định mệnh số 33 đã đưa ông Đinh La Thăng cùng 21 thuộc cấp vào vòng lao lí. (Ảnh TTX).
Bản hợp đồng "định mệnh" số 33 đã đưa ông Đinh La Thăng cùng 21 thuộc cấp vào vòng lao lí. (Ảnh TTX).
Các luật sư tiếp tục tục phần thẩm vấn các bị cáo liên quan đến cáo buộc của cơ quan tố tụng về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lí kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” trong việc thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.
Theo tài liệu cơ quan tố tụng cáo buộc, ngày 2/7/2010, ông Đinh La Thăng, uỷ quyền cho bà Phan Thị Hoà, thành viên HĐQT PVN kí quyết định phê duyệt Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 (NMNĐ) do công ty TNHH Một thành viên – Tổng Cty Điện lực dầu khí Việt Nam (viết tắt PVPower) thuộc Tập đoàn làm chủ đầu tư dự án với tổng mức đầu tư gần 1,7 tỉ USD.
Cuối năm 2010, PVN quyết định thay đổi công nghệ lò hơi của nhà máy nên hiệu chỉnh thiết kế cơ sở, hiệu chỉnh dự án, hiệu chỉnh thiết kế kĩ thuật và được ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó TGĐ PVN kí công văn chấp thuận thay đổi phương án công nghệ lò hơi của dự án NMNĐ Thái Bình 2.
Ngày 28/2/2011, ông Vũ Huy Quang, Tổng Giám đốc PVPower và Vũ Đức Thuận, Tổng Giám đốc PVC kí Hợp đồng số 33 (viết tắt Hợp đồng EPC số 33) về việc: “Thiết kế, chế tạo kiểm tra và thử nghiệm, cung cấp, đóng gói, vận chuyển… lắp đặt, chạy thử, nghiệm thu, bàn giao và bảo hành công trình NMNĐ Thái Bình 2 gói thầu EPC xây dựng Nhà máy chính thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình NMNĐ Thái Bình 2.
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình vẫn còn dang dở.
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình vẫn còn dang dở.
Theo cơ quan tố tụng, hợp đồng số 33 được lập không đúng quy định của pháp luật, có nhiều nội dung không có thật… Hợp đồng được lập và kí khi chưa được Hội đồng Thành viên của Chủ đầu tư phê duyệt và Ban quản lí Dự án Thái Bình 2 báo cáo PVN vẫn đang đàm phán, chưa đi đến thống nhất tỉ lệ tạm ứng của Hợp đồng với PVC.
Mặc dù vậy, nhưng theo đề nghị của PVC thì PVN vẫn chuyển tiền tạm ứng cho PVC hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.3 nghìn tỉ đồng.
Sử dụng hơn 1000 tỉ đồng sai mục đích
Sau khi nhận được khoản tiền hơn 1,3 nghìn tỉ đồng và hơn 6,6 triệu USD, Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận đã sử dụng hơn 1,1 nghìn tỉ đồng từ nguồn tiền tạm ứng này để đầu tư, góp vốn vào các công ty, dự án khác và trả nợ ngân hàng.

Trịnh Xuân Thanh cùng đồng phạm đã sử dụng số tiền hơn 1,1 nghìn tỉ đồng sai mục đích gây thiệt hại cho Nhà nước gần 120 tỉ đồng.
Trịnh Xuân Thanh cùng đồng phạm đã sử dụng số tiền hơn 1,1 nghìn tỉ đồng sai mục đích gây thiệt hại cho Nhà nước gần 120 tỉ đồng.
Sau đó, ông Nguyễn Văn Đồng, Phó Tổng giám đốc PVC có công văn báo cáo rõ với PVN về việc PVC đã sử dụng số tiền tạm ứng sai mục đích nhưng lãnh đạo PVN không có ý kiến.
Tiếp theo, Trịnh Xuân Thanh cũng có công văn báo cáo với PVN về việc PVC sử dụng phần lớn số tiền mà PVN đã tạm ứng được sử dụng sai mục đích.
Ngày 20/3/2012, ông Vũ Hồng Chương, Trưởng Ban QLDA NMNĐ Thái Bình 2 có công văn yêu cầu PVC phải hoàn trả 100% số tiền tạm ứng đã được PVC sử dụng sai mục đích trước ngày 31/3/2012.
Tuy nhiên đến 20/11/2012, Ban QLDA mới nhận được số tiền 1.087 tỉ đồng trong tổng số tiền PVC sử dụng sai mục đích là hơn 1,1 nghìn tỉ đồng.

Ông Vũ Huy Quang, thời điểm đó là Tổng Giám đốc PVPower khẳng định ông Định La Thăng từng yêu cầu BQL dự án rà soát lại toàn bộ bản Hợp đồng số 33 EPC.
Ông Vũ Huy Quang, thời điểm đó là Tổng Giám đốc PVPower khẳng định ông Định La Thăng từng yêu cầu BQL dự án rà soát lại toàn bộ bản Hợp đồng số 33 EPC.
Theo cơ quan tố tụng, PVC sử dụng số tiền tạm ứng của NMNĐ Thái Bình 2 là trái Nghị định của Chính phủ Ban hành về quy chế quản lí tài chính của Cty Nhà nước và quản lí vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỉ đồng.
Tại phiên toà sáng nay, khi Luật sư hỏi ông Vũ Huy Quang (thời điểm đó là Tổng Giám đốc PVPower) về việc lãnh đạo PVN có biết hợp đồng số 33 EPC?
Ông Quang cho biết, tại một cuộc họp của PVN với sự có mặt của đông đủ lãnh đạo Tập đoàn, ông Thăng yêu cầu các đơn vị có liên quan báo cáo vướng mắc khó khăn trong quá trình chuyển giao dự án. "Tôi có nói rõ hợp đồng 33 EPC cực kỳ thiếu sót và cần hủy để ký lại. Vì có báo cáo của tôi nên ông Thăng cho vào kết luận cuộc họp yêu cầu Ban Quản lí rà soát lại toàn bộ hợp đồng" - ông Quang trả lời HĐXX.
Tuấn Hợp

Không có nhận xét nào: