Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

TÈNG... TÈNG... TÈNG BỘ CHÍNH TRỊ KIỂM TRA THƯỜNG VỤ TU NINH BÌNH ? ( CÓ KIỂM TRA CHUYỆN ĐỘI GIÁ HÀNG LOẠT CÔNG TRÌNH KHÔNG?)

(Chính trị) - Chiều 30/5, tại Ninh Bình, Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng làm Trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.

Đoàn đã kiểm tra kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Ninh Đức Phương – TTXVN
Tại buổi làm việc, sau khi công bố Quyết định số 716-QĐNS/TW của Ban Chấp hành Trung ương về việc thành lập Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị năm 2018, đoàn kiểm tra đã thông báo kế hoạch kiểm tra, gợi ý báo cáo tự kiểm tra và thống nhất lịch trình làm việc cũng như những vấn đề liên quan. Trong đó, việc kiểm tra tập trung vào các nội dung như khái quát đặc điểm tình hình, thuận lợi, khó khăn tác động, ảnh hưởng đến công tác xây dựng Đảng ở địa phương; việc lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với Chỉ thị số 05, Kế hoạch của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các văn bản hướng dẫn của Trung ương; đánh giá, nhận diện những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên của địa phương, cơ quan, đơn vị; kết quả thực hiện 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và kết quả thực hiện Kế hoạch số 04-KH/TW, ngày 16/11/2016 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 03-KH/TW, ngày 25/7/2016 của Ban Bí thư…

Dự án luật về ba đặc khu Vân Đồn, Văn Phong và Phú Quốc- phản ánh chính sách phát triển công nghiệp không chiến lược của Việt Nam

Dự án luật về ba đặc khu Vân Đồn, Văn Phong và Phú Quốc- phản ánh chính sách phát triển công nghiệp không chiến lược của Việt Nam

Tác giả: Vũ Quang Việt
.Dự luật trên không chỉ là cho phép nước ngoài thuê đất 99 năm, với quyền bán lại và giao thừa kế, có thể được giảm tiền thuê đất, giảm thuế thu nhập rất nhiều năm, lại cho phép người Việt chơi bạc và trao quyền quá lớn cho chủ tịch đặc khu như vua con, và lại giao đặc khu quyền quyết đinh chi vượt thu 70%, có thể đưa đến tình trạng mất khả năng trả nợ (VQV)
.KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ
—————–
Hiện nay Quốc hội đang bàn về dự án Luật về ba đặc khu Vân Đồn, Văn Phong và Phú Quốc, còn tôi lại đang viết bài đánh giá về chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam mà tôi tạm gọi là chính sách phát triển không chiến lược. Vì thấy Quốc hội hiện nay có vẻ muốn thông qua nên tôi thấy cần đưa ra vài kết quả có liên quan trong bài đang viết, hy vọng Quốc hội tạm dừng việc thông qua để nghiên cứu và trao đổi thêm về mặt lợi hại, ít nhất là về mặt kinh tế. Đơn giản là để đưa đến quyết định nghiêm chỉnh, bất cứ một dự án luật nào về kinh tế, cơ quan đề xuất mà ở đây là Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng phải trình bày cho dân đánh giá định lượng lợi và hại về mặt kinh tế. Điều này không thấy có.

NHÀ THƠ VƯƠNG TRỌNG LÊN TIẾNG

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, đang đứng, bầu trời, ngoài trời và nước
TRƯỚC NÚT ẤN LỊCH SỬ
Nhà thơ Vương Trọng
Gửi các Đại biêu Quốc hội
Ấn nút B52 có thể tan nửa làng
Ấn nút nguyên tử, hạt nhân có thể thủ tiêu hoàn toàn thành phố
Nút ấn hồng hào, xinh xinh, nho nhỏ
Sức mạnh khôn lường
Như nút ấn trong Hội trường Quốc hội.

“Vương quốc Ninh Bình”: Đừng đem vua chúa ra để biện minh

 


 -
Ngày xưa vua Đinh, vua Lê thương dân như con, lo an dân và quan tâm đến ngân khố quốc gia chứ không như bây giờ, các cán bộ Ninh Bình chỉ biết làm nghèo, làm cạn kiệt ngân sách nhưng lại làm giàu cho Tập đoàn Xuân Thành và chẳng coi dân ra gì. Nói ra thì Ninh Bình là một tỉnh rất kỳ lạ! Báo chí hay viết về những biệt phủ hoành tráng liên tục mọc lên ở xứ này. Nhưng kỳ lạ nhất là cách Ninh Bình xài ngân sách khi hàng loạt các công trình đội vốn tính bằng nhiều nghìn tỉ.
Mang vua chúa ra để biện minh cho các khoản “ăn dày” là rất vô ơn và thất đức, thưa ông!
Kết luận của Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ về việc đội vốn ở Ninh Bình chỉ có thể dùng từ “táng tận lương tâm” để hình dung. Ví dụ dự án nạo vét sông Sào Khê có tổng mức đầu tư 72 tỉ đồng đã vọt lên 2.595 tỉ đồng, bội chi “chỉ” 2.523 tỉ đồng. Dự án Nạo vét sông Đáy vốn cũng từ ngân sách nhà nước là 2.078 tỷ đồng. Nay mức đầu tư của dự án đã được điều chỉnh thành 9.720 tỷ đồng, tăng “chỉ” 7.642 tỷ. Số tiền bội chi riêng 2 dự án này đã là 10.165 tỉ đồng.

VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC BA HÒN ĐẢO VÂN ĐỒN – VÂN PHONG – PHÚ QUỐC

TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC
BA HÒN ĐẢO VÂN ĐỒN – VÂN PHONG – PHÚ QUỐC
Paul Nguyễn Hoàng Đức
Nhiều người dân đang xôn xao bàn tán: việc Quốc hội bỏ phiếu cho Tàu thuê ba hòn đảo: Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc trong 99 năm.
Nhìn ngắm lại thì đây là một việc có liên quan đến tầm nhìn chiến lược vĩ mô không thể đùa - hệ lụy đến tương lai trước mắt của dân tộc Việt Nam, và với thời gian trăm năm là bản lề nó có thể xoay trục cả lịch sử nước nhà rơi vào tai họa. Cụ thể:
- Có danh ngôn nổi tiếng: “Nếu cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ bẩy cả trái đất này!” Vậy thì với 3 hòn đảo nằm ngoài biển Đông chĩa mũi vào ba vùng Bắc- Trung – Nam người ta dư sức bẩy ba quả đất chứ không phải một nước Việt Nam bé nhỏ?!
- Số “3” là số thiêng của Trời, của Đất, của Con người. Thời gian ba chiều, không gian ba chiều, ba mũi giáp công…
- Để đo khoảnh cách cho đến tận các vì sao, người ta phải xác định hai góc tam giác: dưới mặt đất, mặt trời (mặt trăng, hay sao lạ) kẻ một đường lên đỉnh của vì sao xa xôi. Sau khi vẽ xong tam giác thì mới có thể đo khoảng cách.
Người đàn bà có ba vòng đo đẹp (đàn ông ba vòng eo xấu), để trói chặt họ, trói thành ba khúc thì không thể cựa quậy. Việc cho thuê 3 hòn đảo 99 năm là cách mua dây nhờ họ trói mình.

Đặc khu kinh tế - thảm họa mới

25/05/2018
Một chiếc tàu chở công nhân Trung Quốc rời cảng Vũng Áng, tháng Năm 2014.
Tuy các đại biểu của Quốc hội Việt Nam khóa 14 chưa bỏ phiếu nhưng gần như chắc chắn dự luật về “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” (gọi tắt là Luật Đặc khu) sẽ được họ thông qua ở kỳ họp lần thứ năm này.
Ngay sau đó, Luật Đặc khu sẽ được dùng để khai sinh cho ba đặc khu đầu tiên của Việt Nam là: Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang).

Hiểm họa Trung Quốc trong dự án nghỉ dưỡng của FLC tại khu vực bãi biển Cửa Việt – Quảng Trị

 


 -
Dư luận chưa hết bất ngờ khi Quảng Ngãi giao gần 4.000 ha đất một cách thần tốc cho FLC của đại gia Trịnh Văn Quyết làm dự án, thậm chí tỉnh này còn sẵn sàng di dời cả đồn biên phòng và huy động cả hệ thống chính trị để hỗ trợ. Thì nay chúng ta lại ngạc nhiên hơn khi Quảng Trị tiếp tục cắt 1.000 ha đất bãi biển Cửa Việt – khu vực trọng yếu và nhạy cảm về an ninh – quốc phòng cho tập đoàn này. Nhiều người tự hỏi FLC lấy đâu ra tiền chỉ trong một thời gian ngắn để thâu tóm một diện tích đất đai khổng lồ dọc bờ biển Bắc Trung Bộ đến Nam Trung Bộ, chưa kể ở các tỉnh khác. Phải chăng đằng sau FLC là ngân hàng TQ cung cấp vốn như người ta từng đồn thổi trước đó? Thử hỏi nếu một ngày những dự án có vị trí chiến lược của FLC rơi vào tay TQ thì hậu quả sẽ như thế nào?
Mới đây, nhà báo Hoàng Hải Vân – từng là Tổng Thư ký Toà soạn Báo Thanh Niên, cho biết cả Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị tiến hành khảo sát chuẩn bị giao cho FLC 1.000 ha đất khu vực bãi biển Cửa Việt. Tại đây, FLC dự kiến ngoài khu resort, sân golf, còn xây dựng một sân bay. Có khả năng tập đoàn này sẽ lấp kín các bờ biển mà doanh nghiệp khác chưa chiếm cứ. Đây là nơi có vị trí chiến lược, nếu dự án triển khai sẽ ảnh hưởng đến an nguy quốc gia chưa kể làm xáo trộn cuộc sống người dân nơi đây.
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đi khảo sát các địa điểm làm dự án cùng lãnh đạo Quảng Trị.
Vị trí trọng yếu của Cửa Việt – Quảng Trị
Được biết, Cửa Việt là một khu vực trọng yếu và hết sức nhạy cảm về an ninh – quốc phòng, bởi nó hội đủ các tiêu chí: thuận tiện cho việc đổ bộ – vùng biển nơi đổ bộ phải đủ sâu cho tàu trọng tải lớn cập bờ, cho phép cả binh lính lẫn các loại vũ khí hạng nặng đổ bộ; nếu đổ bộ thành công, giặc ngoại bang sẽ khống chế được một khu vực rộng lớn có tầm quan trọng chiến lược và chia cắt Việt Nam thanh hai miền. Khi viết về thời kỳ chống Mỹ, nhà văn Xuân Đức, một người con của Quảng Trị cũng từng công nhận: “…cuộc chiến trên cảng Cửa Việt và sông Cửa Việt nói riêng đã trở thành quyết chiến điểm khốc liệt nhất có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cả chiến trường Miền Nam”.

NHỮNG KẼ HỞ, RỦI RO TIỀM ẨN TRONG “LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC”

Phạm Viết Đào.

Quốc hội đang thảo luật về “LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC” ( Xin viết tắt là LĐK); Đây là một bộ luật quan trọng vì liên quan tới chủ quyền, an ninh quốc gia và tài nguyên đất nước và liên quan tới nhân tố Trung Quốc. Nhân tố Trung Quốc đang là một thách thức, một bài toán hóc hiểm mà thế giới văn minh đang phải tìm đáp án để hóa giải nó.
Bắt đầu từ hôm nay, Blog-FB mở diễn đàn mở trao đổi, bàn bạc về LĐK… Rất mong nhận được ý kiến tham gia của cộng đồng cư dân mạng…
Blog-FB Phạm Viết Đào sẽ lần lượt phát biểu chính kiến, những băn khoăn, lo lắng của bản thân mình về các điều luật của bộ LĐK. Đây là ý kiến của cá nhân, do đó không tránh khỏi chủ quan, phiến diện do trình độ, kiến thức và góc nhìn của người viết…
Blog-FB Phạm Viết Đào sẵn sàng đăng lại các ý kiến phản biện, phản bác LĐK để mọi người có điều kiện tiệm cận minh bạch “chiếc bánh Đặc Khu” …
Chiếc bánh ĐK thật sự đang làm nóng đầu biết bao nhóm lợi ích quyết hy sinh đời con cháu để kiếm tiền cho đời bố phè phỡn, đánh bạc…

Bài 1: ĐẶC KHU VÂN ĐỒN VÀ NHỮNG ĐIỀU KHOẢN LIÊN QUAN TỚI TRUNG QUỐC
1- Vị trí địa lý:
Vân Đồn là một huyện đảo miền núi nằm ở vị trí tiền tiêu phía Đông Bắc của Tổ quốc, có hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ với diện tích đất tự nhiên là 551,33km2, chiếm 9,3% diện tích toàn tỉnh Quảng Ninh, phần vùng biển rộng 1.620km2, hợp thành bởi hai quần đảo Cái Bầu (Kế Bào) và Vân Hải. Trong đó, đảo Cái Bầu là rộng nhất 17.212ha, gồm thị trấn Cái Rồng và 6 xã. Với toạ độ từ 20o40’ đến 21o12’ vĩ độ Bắc và từ 107o19’ đến 107o42’ kinh độ Đông.

DỰ THẢO LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH-KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC

QUỐC HỘI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------
Luật số:      /QH14

Dự thảo lấy ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách


LUẬT
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về quy hoạch, cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và cơ quan khác của Nhà nước tại các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa), Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang); nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương ở tỉnh đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (sau đây gọi là đặc khu) là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, do Quốc hội quyết định thành lập, có cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế - xã hội, có tổ chức đặc biệt về chính quyền địa phương và cơ quan khác của Nhà nước.

Người Trung Quốc lách luật, gom hết đất ven biển Đà Nẵng

Trình chơi Video

00:00
03:55
Các tàu tuần tra của Mỹ đang thực hiện quyền đi lại tự do trên đường hàng hải quốc tế đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Đó là vùng tàu thuyền được phép đi lại tự do theo công ước của LHQ về luật biển UNCLOS, 1982.
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an.

» 99 năm thuê đất Đặc khu & nguy cơ xâm lăng của Trung Quốc










Một số nền kinh tế đang phát triển rất hối tiếc về quyết định nhận các khoản vay của Trung Quốc. Do họ đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ và thường xuyên phải đối diện với những cuộc biểu tình đã bùng phát do tình trạng thất nghiệp tràn lan.

Nếu có một thứ mà giới lãnh đạo Trung Quốc thực sự vượt trội thì đó chính là việc sử dụng công cụ kinh tế để gia tăng lợi ích địa chính trị của đất nước mình. Thông qua sáng kiến “Một vành đai, một con đường” trị giá 1 nghìn tỷ USD, Trung Quốc đang hỗ trợ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển nằm ở các vị trí chiến lược, thường là bằng cách cung cấp các khoản vay khổng lồ cho chính phủ các nước này. Từ đó, các nước ngày càng sa vào bẫy nợ khiến họ trở nên dễ bị chi phối trước ảnh hưởng của Trung Quốc.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với SBS, cựu thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad  đã chỉ trích đương kim thủ tướng Najib Razak đã để Trung Quốc đầu tư ồ ạt, gây quan ngại về một loại hình thuộc địa hóa.
Cựu thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad
Trung Quốc và chiến lược ngoại giao bẫy nợ
Trong suốt 22 năm nắm quyền, cựu thủ tướng Mahathir Mohamad đã để lại nhiều di sản cho thế hệ sau, một trong số đó là dự án rất được ông yêu thích, tòa tháp đôi Petronas, biểu tượng của Kuala Lumpur.

GS TRẦN ĐÌNH SỬ GÓP BÀN VỀ QUAN HỆ VIỆT-TRUNG

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản

CHO THUÊ ĐẤT ĐẶC KHU 99 NĂM!?

Bài của tác giả Hoa Anh Đào
Đăng trên Nghiên cứu lịch sử
30-5-2018
Suy nghĩ của chúng tôi về đặc khu. Mong được lan tỏa. Từng tiếng nói góp thành sức mạnh.
99 năm không phải là thời gian quá dài của một dân tộc, đặc biệt là đối với nước ta. Dân tộc có khoảng 50 vạn năm lịch sử. Tổ tiên của chúng ta đã có cuộc sống nguyên thủy hàng chục vạn năm trên vùng đất này. Việt Nam là chiếc cầu nối giữa châu Á lục địa và châu Á hải đảo.
99 năm cũng không phải là dài so với lịch sử văn minh của dân tộc Việt. Từ ngành trồng lúa nước sơ khai, người Việt đã xây dựng cho mình một nền văn minh rực rỡ từ phía Nam sông Dương Tử đến đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh.
99 năm —mấy hôm nay, nghe số năm ấy. Tôi đã phải giật mình. Đó là khoảng thời gian đề xuất chúng ta cho ngoại bang thuê đất.
99 năm — một con số quá dài đối với đời người của chúng ta.
99 năm sau, con cháu hỏi, khi các vị ấy cho thuê đất thì ông cố ngươi đã làm gì.
Hôm nay, TÔI LÊN TIẾNG.
Tôi KHÔNG đồng ý để họ biểu quyết cho ngoại bang thuê đất trong 99 năm tới.

Cho thuê đất 99 năm và câu chuyện bấm nút của ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết

Bởi
 AdminTD
 -

30-5-2018
Ảnh: internet
Năm 1898, triều đình phong kiến Mãn Thanh sau hàng loạt các thất bại quân sự với Anh Quốc, đã nhục nhã ký kết cho thuê “Đặc khu” Hong Kong tới 99 năm.
Sự việc này được chế độ cộng sản Trung Quốc ngày nay coi là mối nhục to lớn của đất nước, “do bọn Phong kiến Mãn Thanh gây ra”. Họ đã nỗ lực bằng rất nhiều các biện pháp kinh tế, ngoại giao, thậm chí cả việc gây sức ép bằng đe doạ chiến tranh, rồi cuối cùng mới đòi lại được Hong Kong sau đúng 99 năm thuộc về Anh Quốc (1997).
Nay song song với các hành động khẳng định toàn bộ biển Đông là lãnh thổ Trung Quốc như:
– Bồi đắp mở rộng, xây dựng căn cứ, nhà cửa trên các đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa.

Cho thuê đất đặc khu 99 năm: Sai chuẩn!

25/05/2018 06:14

Việc cho thuê đất đặc khu thời hạn 99 năm là quá dài, chưa nói đến yếu tố an ninh, quốc phòng khi 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc án ngữ biển Đông của nước ta

Bên hành lang Quốc hội ngày 24-5, một số đại biểu Quốc hội tiếp tục tranh luận về quy định cho thuê đất đặc khu đến 99 năm. Trước đó, dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (đặc khu) Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã được Quốc hội cho ý kiến vào sáng 23-5.
Lấy đâu ra nguồn thu!
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP HCM), thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, phản đối quy định trên. Ông Ngân dẫn chứng Philippines quy định thời hạn giao đất 50-70 năm và xem xét gia hạn một lần khoảng 1/2 thời hạn cho thuê ban đầu. Ví dụ, cho thuê đất 50 năm thì gia hạn một lần không quá 25 năm. Trong thời gian cho thuê đầu tiên, họ sẽ đánh giá xem dự án đó có hiệu quả hay không rồi mới gia hạn tiếp. Như thế sẽ bảo đảm thời hạn thuê dài, có yếu tố cạnh tranh. "Vì sao chúng ta không quy định thời hạn cho thuê đất, giao đất là 70 năm và cho phép gia hạn một lần tối đa không quá 20-30 năm. Hết 70 năm, đánh giá lại dự án đó có thực sự hiệu quả hay không, có tính lan tỏa hay không, bảo đảm môi trường hay không? Lúc đó, Thủ tướng rất dễ quyết định" - ông Ngân gợi ý.

Anh Nhã đang tìm cách "Thương mại hóa giáo dục" ?

Bởi
 AdminTD
 -

30-5-2018
Hôm nay nghe tư lệnh giáo dục khăng khăng dùng cụm từ “giá dịch vụ đào tạo” thay vì “học phí” mà cảm thấy buồn tê tái. Tôi buồn không chỉ bởi ngữ nghĩa bị đánh tráo, mà quan trọng hơn, là vì quan điểm quản lý. Anh Nhạ nói: “Việc chuyển đổi từ cơ chế thu học phí sang giá dịch vụ đào tạo theo hướng TÍNH ĐÚNG, TÍNH ĐỦ các chi phí cần thiết cho hoạt động đào tạo”.
Chao ôi, nói huỵch toẹt ra vậy không phải là thương mại hóa giáo dục hay sao? Chuyện tăng học phí, hay nói theo ngôn ngữ của anh, tăng giá dịch vụ đào tạo, là không thể tránh khỏi. Giáo dục là một trong những lĩnh vực thiết yếu nhất mà Nhà nước cần đảm bảo cho người dân, bên cạnh y tế, an ninh, quốc phòng,… khi đã thu thuế của họ thì nay… như vậy đó.