Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

Á-ÂU RỒI SẼ CHIA ĐÔI SAU 20 TRIỆU NĂM; HỒ BAI CAN SẼ THÀNH ĐẠI DƯƠNG NGĂN CÁCH 2 CHÂU LỤC Á- ÂU

Theo các nhà khoa học, hồ Bai-can sẽ trở thành đại dương trong tương lai

Theo các nhà khoa học, hồ Bai-can sẽ trở thành đại dương mới – nhưng không trong 20 triệu năm nữa. Lục địa Á – Âu rồi sẽ chia đôi, phân chia mảnh đất lớn nhất thế giới ở miền nam Siberia.

hồ Bai can, dai duong,
Theo báo cáo, những bờ hồ của Bai-can đang di chuyển cách nhau khoảng 2 mm mỗi năm. (Ảnh: Sergey Bragin)
Hồ Bai-can nằm ở phía nam Siberia thuộc Nga, giữa tỉnh Irkutsk ở phía tây bắc và nước Cộng hòa Buryatia ở phía đông nam, đây là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 20% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng quanh năm trên bề mặt thế giới
Hồ hình lưỡi liềm Bai-can hiện là hồ sâu nhất và lâu đời nhất hành tinh, hình thành vào 25 triệu năm trước trên một vết nứt kiến ​​tạo. Hồ có diện tích 31.722 km2 – lớn hơn diện tích nước Bỉ, có thể chứa 23 tỷ tấn nước, tương dương 20% trữ lượng nước ngọt không bị đóng băng của thế giới.
Nhà địa chất học – TS. Sergey Krivonogov đã phối hợp trong một nghiên cứu mới khá lớn trong khu vực và kết luận rằng hồ Bai-can hiện nay sẽ phát triển thành một đại dương sau này.
Theo báo cáo, các bờ hồ di chuyển xa nhau ở khoảng 2 mm mỗi năm, trong khi các ngọn núi xung quanh đang cao lên từ 5 đến 6 mm mỗi năm. Xét theo phương diện địa chất học, sự di chuyển như thế rõ ràng là quá nhanh.
hồ Bai can, dai duong,
Hồ Bai-can hình lưỡi liềm hiện là hồ sâu nhất và lâu đời nhất của hành tinh, hình thành từ 25 triệu năm trước trên một vết nứt kiến ​​tạo, diện tích 31.722 km2. (Ảnh: Timur Dugarzhapov)
Những vùng đất hay có động đất quanh hồ được làm sâu thêm với tốc độ 4 mm/năm.
Một bài báo trên tạp chí Gondwana Research đưa tin: “Có một vết nứt lớn trong lớp vỏ trái đất, ngay tại trung tâm của lục đại Á – Âu, được gọi là Vùng Rạn nứt Bai-can”.
“Vết nứt này được mở rộng từng chút một, và trừ khi điều kiện địa động lực thay đổi, lục địa lớn nhất sẽ lại tách ra trong 20 triệu năm nữa, và một đại dương mới sẽ xuất hiện ở khu vực là hồ Bai-can bây giờ”.
Một nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Địa chất và Khoáng vật Sobolev ở Novosibirsk cho biết: “Đáng ngạc nhiên là, ở địa hình hiện tại, chúng tôi ghi chép được rằng những sự chuyển động tích cực đang diễn ra, là một phần của chuyển động kiến ​​tạo mới nhất đã bắt đầu từ 200.000 năm trước”.
hồ Bai can, dai duong,
Vùng Rạn nứt Bai-can phát triển suôn sẻ hàng chục triệu năm trước, cho đến nửa sau của thời kỳ Neogen. (Ảnh: Harmon D. Maher Jr)
Các chuyên gia cho rằng, những công trình khoa học được công bố về Khu vực Rạn nứt Bai-can vẫn còn thiếu thốn.
Chỉ có một phần của các nghiên cứu đã được các nhà địa chất học kiểm tra, trong khi chỉ có thông tin về trung tâm của khu vực này được tổng hợp, cụ thể về sự sụt xuống của hồ Bai-can.
Các nhà nghiên cứu ở thành phố Novosibirsk của Nga đã khám phá ra sự liên kết logic giữa các quá trình kiến ​​tạo và lượng mưa tích lũy ở các khu vực bị sụt xuống hoặc hố sụt của Vùng Rạn Bai-can mà các nhóm khác đã nghiên cứu.
Họ đi đến kết luận, có một mạng lưới các vết sụt, kẽ nứt gần vết nứt Bai-can hiện tại trong kỷ nguyên Mesozoi, khoảng 70-100 triệu năm trước. Vùng Rạn nứt Bai-can phát triển suôn sẻ hàng chục triệu năm trước, cho đến nửa sau của thời kỳ Neogen.
hồ Bai can, dai duong,
Các rặng núi Khamar-Daban và Barguzinsky bao quanh Bai-can. (Ảnh: Alexey Bezrukov và Evgeny Sholokhov)
Tốc độ thay đổi kiến ​​tạo đột ngột leo thang từ 5 đến 7 triệu năm trước. Các dãy núi “mọc lên” nhanh chóng, hình thành các rặng núi nổi bật của khu vực nhìn thấy ngày hôm nay, và những vùng sụt xuống bị lõm vào trong, dẫn đến sự hình thành của cảnh quan vùng núi Alps.
Sự hình thành địa hình vùng núi Alps đã được thúc đẩy bởi thời kỳ đóng băng lớn ở bán cầu bắc, lần đầu tiên xảy ra khoảng 700.000 năm trước, và gần đây nhất trong số đó từ 110.000 đến 12.000 năm trước.
TS. Krivonogov, người đã hợp tác với TS. Inna Safonova, một chuyên gia về từ trường đại dương và lớp phủ từ Đại học bang Novosibirsk cho biết: “Giải mã được những quy trình này, chúng ta có thể xây dựng lại lịch kiến ​​tạo của vùng bẻ cong Bai-can trong vài chục triệu năm qua”.
hồ Bai can, dai duong,
Những cơn địa chấn xảy ra ở vùng kẽ nứt Bai-can từ năm 1950 đến 2011. (Ảnh: V. Sankov)
“Nhiều nhà khoa học đã làm những nghiên cứu như thế này và tôi đã kết hợp và khái quát hóa các dữ liệu, cộng thêm kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả là, bài viết của tôi là một loại xem xét các ý tưởng hiện có về cấu trúc và lịch sử của vùng sụt xuống của vùng rạn nứt Bai-can”.
Khi con người cư trú, người ta đã đặt những cái tên khác nhau cho hồ nước ngoạn mục này, mang những ý nghĩa tinh thần riêng đối với mỗi nhóm người.
Người Mông Cổ gọi nó là Nước Lớn, trong khi người Trung Quốc gọi nó là Biển Bắc. Những người tiên phong đến từ Nga sử dụng từ ‘lamu’ của Evenki, có nghĩa là biển. Nhưng từ Bai-can (Rich Lake – hồ nước giàu có) theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Baikal cuối cùng đã thắng thế.
Hồ Bai-can là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận.
Bạch Vân, dịch từ siberiantimes.com

Không có nhận xét nào: